Phân tích năng lực giúp doanh nghiệp xác định những yêu cầu quan trọng cho sự thành công của một vị trí cụ thể, đồng thời cũng nhận biết được các năng lực hiện hữu của nhân viên và những điểm cần cải thiện.

Năng lực cá nhân được đánh giá chung theo từng lĩnh vực, tuy nhiên, vẫn có thể phân tích năng lực điển hình cho một doanh nghiệp bằng cách xem xét thành quả của tổ chức và các phẩm chất cần có ở nhân viên để duy trì lợi thế cạnh tranh. Để đánh giá năng lực nhân viên, doanh nghiệp cần xem xét kỹ năng hoặc tính cách của nhân viên thông qua biểu hiện hàng ngày của họ.

  • Xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Sự khác biệt giữa năng lực cá nhân và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp chính là kiến thức và kỹ năng giúp hình thành nên năng lực cá nhân của nhân viên, trong khi đó, năng lực cốt lõi của doanh nghiệp chính là lợi thế cạnh tranh tạo nên sự nổi bật của doanh nghiệp. Ví dụ, tính chu đáo là năng lực cá nhân của nhân viên phục vụ và tính sang trọng là năng lực cốt lõi của 1 thẩm mỹ viện cao cấp.

danh gia nhan vien

 

  • Liên kết các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp với những thuộc tính cá nhân của nhân viên. Hãy đặt cho doanh nghiệp 1 câu hỏi: Nhân viên của bạn cần những Năng lực gì nhằm đóng góp vào lợi thế cạnh tranh của công ty. Đây là những năng lực đặc thù cần có ở mỗi nhân viên góp phần quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp đó.
  • Xác định các năng lực chung quan trọng. Theo nghiên cứu của Trung Tâm Hướng Nghiệp của Đại Học Victoria, 10 năng lực chung hàng đầu là: quản lý bản thân; giao tiếp; quản lý thông tin; nghiên cứu và phân tích; nhóm năng lực dự án và tổ chức; làm việc nhóm; quản trị chất lượng; hành vi chuyên nghiệp; trách nhiệm xã hội và không ngừng học hỏi.
  • Đánh giá chéo các năng lực cá nhân, loại bỏ những đặc tính trùng lắp. Đôi khi một năng lực cá nhân cũng có thể trùng lắp với năng lực chung đã định.
  • Xác định từng năng lực cá nhân, bao gồm các tiêu chuẩn trong vận hành công việc.Hay nói cách khác, mô tả từng tiêu chuẩn kèm cách ứng xử điển hình của năng lực đó tại doanh nghiệp.
  • Xây dựng thang điểm đánh giá mức độ năng lực của từng nhóm nhân viên. Nhiều nhân viên có thể thông thạo 1 loại năng lực nào đó trong khi những người khác vẫn đang trong giai đoạn phát triển, còn một số khác không thể phát triển năng lực này. Giới chuyên môn thường sử dụng thang điểm 5 cho việc đánh giá này. Thang điểm cao nhất chỉ năng lực ở vượt mức mong đợi, thang điểm tiếp theo chỉ khả năng nắm vững năng lực ở mức độ trung bình. Tiếp đến là các thang điểm cho giai đoạn bắt đầu thể hiện năng lực, giai đoạn đang phát triển, và giai đoan khởi điểm ở mức thấp nhất.
  • Thiết kế các mẫu đánh giá năng lực bao gồm định nghĩa và thang điểm chuẩn cho năng lực, các ghi chú về biểu hiện của năng lực, tiêu chí đánh giá, quá trình theo dõi và kế hoạch phát triển cho tương lai.
  • Mẫu đánh giá bao gồm phần doanh nghiệp đánh giá và phần dành cho phản hồi của nhân viên.
  • Sắp xếp trao đổi riêng với từng nhân viên. Giải thích tiêu chí đánh giá của doanh nghiệp và tiếp nhận phản hồi của nhân viên. Sau khi xác định điểm mạnh yếu của nhân viên, hãy thảo luận nội dung kế hoạch phát triển. Ghi chú toàn bộ nội dung trao đổi này cho các bước thực hiện tiếp theo.

Nguồn: Ehow