Mọi người thường nói, “thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”, rằng nói chuyện là một môn nghệ thuật. Các bậc làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái, cũng cần phải làm tốt môn nghệ thuật này.
Cha mẹ trong quá trình giáo dục con cái, nhất định sẽ có “lời nói cổ vũ” hoặc có thể xuất hiện “lời nói bạo lực”. Nếu con trẻ không làm được, sẽ lưu lại một tâm lý oán hận trong lòng con, tạo thành thương tổn đối với con cái. Điều này có thể các bậc cha mẹ thông thường không phát hiện ra, hoặc là phát hiện ra thì đã quá muộn.
Có 3 loại lời nói này, cha mẹ phải hết sức lưu tâm:
Phê bình
Những cha mẹ phê bình con cái, thường nói một câu như là “sao con ngốc như vậy!”. Chúng ta có thể cho rằng nhưng lời này là bình thường, nhưng mà đối với con cái thì đây cũng là một thái độ không được phép. Đồng thời, cũng phản ánh cha mẹ trong giáo dục con cái đã mắc một vấn đề phổ biến – đó là “dán nhãn” cho con cái.
Bạn hướng dẫn con làm bài tập, hướng dẫn mấy lần, nhưng con bạn vẫn không hiểu, bạn cảm thấy con “đặc biệt ngu ngốc”; đứa trẻ làm không xong bài tập thì khóc, bạn cảm thấy con “rất hay khóc”; bạn bảo con ra ngoài chơi đùa cùng bạn học, đứa trẻ không muốn đi, bạn cảm thấy con thật “nhát gan”…
Dán nhãn cho con cái thực ra là phản ánh một loại tâm lý mâu thuẫn của cha mẹ. Chúng ta dán nhãn cho con cái, nhưng đồng thời trong lòng chúng ta thật sự là không muốn con mình trở thành loại “nhãn” đó. Chúng ta biết rõ không thể trách mắng con trẻ, cần phải chỉ dẫn chúng, nhưng mà chúng ta vẫn quát mắng.
Rồi sau đó thường thường là, chúng ta càng dán cái nhãn gì, đứa trẻ liền hướng theo cái phương đó mà phát triển, “ba mẹ đều không để ý giải thích cho mình, mình còn cố gắng để làm gì!”.
Bởi vậy, làm cha mẹ, vì sao không hướng con trẻ về phía mặt tốt đẹp đây? Thường xuyên khen ngợi khích lệ con trẻ, kết quả thật sự sẽ rất bất ngờ!
Khích lệ
Con à, con là giỏi nhất…
Một số cha mẹ biết khích lệ cổ vũ con cái sẽ tốt hơn so với phê bình, liền nói những câu như“con à, con là giỏi nhất…”, “con à, con là ngoan nhất…”, “con là xinh đẹp nhất…”.
tuy nhiên, cha mẹ khen ngợi cũng cần phải đúng cách, không thể tùy tiện khen ngợi thổi phồng con trẻ.
Từng có một nhà tâm lý học làm một thực nghiệm về khích lệ, cho hai nhóm trẻ em làm một loạt các câu đố ghép hình, và trước khi chơi, hai nhóm trẻ em sẽ nhận được những lời khen khác nhau. Nhóm thứ nhất được khen ngợi: “Các con thật sự rất tài năng trong trò chơi xếp hình này. Các con rất thông minh!”. Nhóm thứ hai thì được khích lệ: “Các con nhất định phải thật cố gắng, như vậy mới thật xuất sắc”.
Sau đó, các em được tự do lựa chọn mức độ khó khác nhau của bài kiểm tra trí thông minh. Kết quả nhóm trẻ thứ hai có tới 90% các em chọn và hoàn thành các câu đố khó hơn, còn nhóm thứ nhất đa phần chỉ chọn các câu ở mức độ dễ. Do đó, chúng ta có thể kết luận: Đứa trẻ tự cho là thông minh, sẽ không muốn chấp nhận sự thử thách.
Chúng ta nếu có thói quen khích lệ con trẻ “con là giỏi nhất”, chính là tạo thành một nhận thức sai lầm ở trẻ, đứa trẻ sẽ tự cho mình hơn hẳn người khác.
Nếu cứ thế mãi, đứa trẻ sẽ không thích đón nhận thử thách, còn có thể sinh ra tâm lý ganh đua so sánh. Một khi đứa trẻ không nỗ lực làm tốt hơn, sẽ dễ dàng sinh ra nhiều vấn đề tâm lý.
Vậy nên, các bậc cha mẹ khi cổ vũ khích lệ mà muốn con trẻ cố gắng tiến bộ, thì từ “nhất”khen ngợi này, chúng ta cần phải hết sức lưu ý.
Lý do
Con rất thông minh, nhưng mà lười…
Đây là những lời nói phổ biến của các bậc phụ huynh và thầy cô giáo.
Khi học trò không làm tốt bài thi, thầy giáo nói: “Em đặc biệt thông minh, nhưng mà lười, lần sau cố gắng hơn thì nhất định có thể đạt được điểm tốt”; khi con làm bài sai, bạn nói: “Đứa bé này rất thông minh, nhưng mà không cẩn thận”; khi con trẻ nghịch ngợm và đánh nhau cùng bạn thì bạn nói: “đứa nhỏ này rất thông minh, nhưng mà hiếu động”.
Các loại lời nói này, thật sự ảnh hưởng không ít tới con trẻ. Những lời nói này sẽ khiến trẻ có một loại nhận thức sai lầm, cho rằng thông minh quan trọng hơn cố gắng. “Mình thật thông minh, cho nên mình không cần cố gắng nữa”. Từ đó, đứa trẻ sẽ một một loại cảm giác ăn trên ngồi trước, khi gặp những đứa trẻ chăm chỉ khác thì tỏ vẻ coi thường, “cậu cố gắng như vậy mới có được thành tích này, tôi không cần cố gắng chỉ kém cậu một chút. Nếu tôi cố gắng, nhất định sẽ vượt xa cậu”. Cứ thế mãi, không chỉ là học tập, mà trong cuộc sống hàng ngày, các mối quan hệ đều bị ảnh hưởng.
Hơn nữa, những lời này còn có thể khiến con trẻ ngày càng sĩ diện. Khi đứa trẻ phát hiện mình quả thật không bằng bạn khác, nhưng vẫn là không muốn thừa nhận và cố gắng, bởi vì chúng lo lắng một khi mình cố gắng, mà vẫn không vượt qua bạn, sẽ lại càng thêm xấu hổ. Quá nhiều tư tưởng đè nặng như vậy, khiến cho đứa trẻ không nỗ lực cố gắng.
Các bậc cha mẹ thân mến, bạn đối với con trẻ có thường nói 3 loại lời nói trên không? Nếu có, từ nay hãy hết sức lưu ý, đừng tạo thêm gánh nặng trong tâm lý của trẻ.
Quản trị nhân sự online sưu tầm từ Nguồn Thời báo