Trade Marketing được là một bộ phận không thể tách rời của Marketing. Tuy nhiên bạn đã hiểu và biết rõ trade marketing là gì hay chưa, và để giúp các bạn đang tìm hiểu về ngành này thì Thư viện Quản Trị Nhân Sự sẽ tổng hợp lại những kiến thức để bạn hiểu rõ trade marketing là gì và mô tả công việc của một trade marketing, Cùng theo dõi bài viết phía dưới nhé.
Trade Marketing là gì ?
Trade marketing (hay còn được gọi là Marketing tại điểm bán) là bộ phận trung gian giữa Sales và Marketing. Bộ phận này đảm nhận triển khai mọi hoạt động tổ chức, chiến lược ngành hàng và thương hiệu trong kênh phân phối tại điểm bán. Trong đó, thông qua tối ưu hóa trải nghiệm người mua hàng (Buyer) và nhà bán lẻ (retailer) để đạt được lợi nhuận và doanh số.
Đi tìm định nghĩa về Trade Marketing
Mô tả công việc Trade Marketing
- Thu thập thông tin từ các điểm bán lẻ, từ thị trường nhằm phân tích, báo cáo về biến động sản lượng bán ra, xu hướng mua hàng và sử dụng, động thái Trade marketing của đối thủ.
- Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình trưng bày điểm bán, treo gắn vật phẩm quảng cáo,… và các chương trình kích hoạt nhãn hàng nhằm bảo đảm sự hiện diện vượt trội của các sản phẩm Công ty (dễ thấy, dễ lấy, dễ mua) so với đối thủ cạnh tranh.
- Giám sát, đánh giá hoạt động trưng bày POSM, quảng cáo triển khai đủ và đúng tiến độ đề ra.
- Tương tác với các Đơn vị Kinh doanh và các Đơn vị nội bộ trong việc thúc đẩy kết quả kinh doanh. Thực hiện các báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến Trade Marketing
Nhiệm vụ chính của một người làm Trade Marketing
Một nhân viên, chuyên viên là Trade Marketing thì sẽ có 4 nhiệm vụ chính, đó là
- Nhiệm vụ phát triển và xây dựng hệ thống phân phối thông qua các hoạt động:
- Phát triển kênh phân phối: Hoạt động mở rộng mạng lưới bán hàng của công ty, thông qua các khu vực được phân bổ từ thành phố tới nông thôn, thành thị.
- Chiết khấu thương mại: Làm việc với các đối tác để có thể có thể bán sản phẩm dưới giá niêm yết đề xuất để họ nhập hàng của công ty.
- Chương trình khách hàng trung thành: Chương trình tạo động lực cho các nhà phân phối bằng các chương trình khuyến mãi, quà tặng khi họ nhập hàng hóa số lượng lớn.
- Sự kiện, hội nghị khách hàng: Là những sự kiện tri ân, khen thưởng, tạo điều kiện cho đội ngũ bán hàng xây dựng mối quan hệ tốt với các đối tác phân phối bán hàng của công ty.
- Nhiệm vụ phát triển ngành hàng với các chiến lược:
- Chiến lược bao phủ và thâm nhập
- Chiến lược danh mục sản phẩm
- Chiến lược kích cỡ bao bì
- Chiến lược giá
- Nhiệm vụ kích hoạt bên trong cửa hàng nhằm thúc đẩy thay đổi quyết định mua hàng của người tiêu dùng
- Nhiệm vụ tương tác với đội Sale để thúc đẩy việc bán hàng, gia tăng doanh số cho điểm bán và công ty
Trade Marketing là một phần quan trọng trong chiến thắng tại điểm bán, thay đổi hành vi và quyết định của người mua hàng. Từ đó, hoạt động này tác động trực tiếp tới doanh số và lợi nhuận của công ty
Những tố chất cần có của một nhân viên Trade Marketing
Trở thành Trade Marketing luôn cần những yêu cầu khắt khe
Là một phần của marketing, trade marketing cũng yêu cầu những tố chất và kỹ năng tương đối đa dạng. Trong đó, có 4 kĩ năng được ưu tiên hơn, đó là:
- Khả năng phân tích số liệu của công ty và cả đối thủ
- Khả năng đàm phán
- Khả năng nhạy cảm về kinh doanh, kinh tế và thị trường. Dễ dàng hiểu được nhu cầu của thị trường để điều chỉnh cho phù hợp
- Có thể lực tốt, vì làm trade marketing cần di chuyển nhiều
Vậy đó, trên đây Thư viện Quản trị Nhân Sự đã tổng hợp cho bạn những kiến thức liên quan đến trade marketing. Công việc của một nhân viên trade marketing không hề đơn giản, tuy nhiên nó cũng không quá khó để làm. Nếu bạn muốn thử sức với vị trí trade marketing thì có rất nhiều doanh nghiệp đang tuyển dụng vị trí này. Tại Thư viện Quản trị Nhân Sự có rất nhiều tài liệu bổ ích về nhiều ngành nghề, các bạn hoàn toàn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công và may mắn.