(MyWork.vn) Thư xin việc là thông tin đầu tiên mà Nhà tuyển dụng tiếp xúc khi xem hồ sơ của bạn. Để tạo nên một ấn tương ban đầu tốt đẹp và thuyết phục, hãy tránh 10 lỗi cơ bản sau:

thuxinviec2

Cẩn thận khi viết thư xin việc để tăng thêm tính thuyết phục nhà tuyển dụng

Lỗi thứ nhất: Lạm dụng đại từ nhân xưng “tôi”.

Thư xin việc không phải là tự truyện. Bạn nên tập trung vào việc làm thế nào bạn có thể đáp ứng được nhu cầu nhà tuyển dụng, chứ không phải là việc đi kể lể về cuộc sống của bạn. Tránh việc tự cho mình là trung tâm bởi việc lạm dụng sử dụng đại từ “tôi”, đặc biệt là khi bắt đầu một câu.

Lỗi thứ hai: Cách mở đầu kém thuyết phục

Khi bạn viết thư xin việc, bạn luôn băn khoăn không biết mở đầu thư xin việc như thế nào. Điều này dẫn đến bạn thường có lời mở đầu chẳng mấy thuyết phục và cũng không tạo được ấn tượng gì cả. Một trường hợp cụ thể:

Thiếu thuyết phục:  Tôi mong muốn được ứng tuyển ở vị trí đại diện bán hàng.

Sao bạn không thử cách này?: Quý công ty đang cần một đại diện bán hàng dày dặn kinh nghiệm, vậy với 3 năm kinh nghiệm và luôn đạt hiệu quả kinh doanh cao ở lĩnh vực này, tôi hoàn toàn có thể đảm nhận được công việc một cách tốt nhất.

Lỗi thứ 3: Bỏ qua các điểm nổi bật của bạn

Thư xin việc giống như một mẫu quảng cáo về bản thân mà bạn là sản phẩm được giới thiệu. Cũng giống như sơ yếu lý lịch của bạn, bạn nên đưa ra những lý do hấp dẫn và thuyết phục để bạn phải được chọn đến phỏng vấn. Một lá thư xin việc thành công khi bạn nhấn mạnh được những thành tích hàng đầu bạn đã đạt được hoặc thế mạnh. Ví dụ:

Về kỹ năng giao tiếp:

Tôi có 5 năm kinh nghiệm về thuyết trình trước đám đông và có kiến thức rộng về báo cáo ở cấp quản lý.

Về kỹ năng vi tính:

Thành thạo  tất cả các ứng dụng tin học văn phòng MS, phát triển và thiết kế trang web.

Lỗi thứ 4: Thư xin việc quá dài

Thư xin việc hoàn hảo tốt nhất nên giới hạn trong một trang với ngôn từ xúc tích, trình bày rõ ràng. Tránh viết quá dài, lan man gây nhàm chán và khó chịu với Nhà tuyển dụng.

Lỗi thứ 5: Lặp lại thông tin trong sơ yếu lý lịch

Thư xin việc không nên lặp lại những gì đã nói trong sơ yếu lý lịch. Bạn nên diễn đạt lại trong thư xin việc bằng những từ ngữ mà không làm ảnh hưởng đến sơ yếu lý lịch. Có thể sử dụng thư xin việc như kể một câu chuyện ngắn về “Hợp đồng bán hàng khó khăn nhất” hoặc “Vấn đề kỹ thuật thách thức nhất” mà tôi từng gặp phải.

Lỗi thứ 6: Sự mập mờ

Hãy nhớ rằng, Nhà tuyển dụng phải đọc hàng trăm nghìn lá thư xin việc của rất nhiều các ứng viên ứng tuyển các vị trí khác nhau. Vì vậy, bạn phải chắc chắn rằng, những nội dung đề cập trong thư xin việc của bạn phải rõ ràng và làm nổi bật nội dung công việc bạn muốn ứng tuyển, đúng thứ mà Nhà tuyển dụng cần.

Lỗi thứ 7: Quên chỉnh sửa thông tin

Nếu bạn đang ứng tuyển vào một số các vị trí tương tự nhau, bạn có thể chỉnh sửa thư xin việc để sử dụng cho nhiều lần. Điều đó hoàn toàn chấp nhận được. Tuy nhiên, bạn nhớ cập nhật lại thông tin công ty, công việc và thông tin liên hệ nhé. Nếu như ông John mà lại ghi địa chỉ của bà Smith thì ông ấy sẽ thất vọng đó.

Lỗi thứ 8: Kết thúc với ghi chú mang tính bị động

Trong trường hợp có thể, bạn nên chủ động tạo cho mình cơ hội bằng cách, thay vì hy vọng được Nhà tuyển dụng gọi điện đến, hãy thử đưa ra một đề nghị kiểu như: Tôi sẽ dành thời gian để trả lời bất cứ câu hỏi nào của Quý công ty nếu có, bất kể lúc nào, công ty có thể liên hệ với tôi theo số: (555) 555-5555.

Lỗi thứ 9: Sai quy tắc

Kết thúc thư xin việc bạn nên có lời cảm ơn Nhà tuyển dụng đã dành thời gian và công sức đọc và xem xét hồ sơ của bạn.

Lỗi thứ 10: Quên chữ ký

Sử dụng chữ ký là một phần của văn hóa kinh doanh ( và thể hiện bạn chú ý và cẩn trọng đến từng chi tiết). Tuy nhiên nếu như bạn gửi thư xin việc và sơ yếu lý lịch bằng email hoặc qua web thì việc để lại chữ ký là không cần thiết.

Theo MyWork.vn

Download biểu mẫu xây dựng bảng mô tả công việc