photo1613797072300-16137970726201368166273

Chúng ta có xu hướng tách biệt 2 thuật ngữ thất bại và thành tích.

● Thành tích có nghĩa là bạn đã đúng. Bạn đã làm đúng. Bạn đặt ra một kỳ vọng và bạn đạt được nó.

● Thất bại nghĩa là bạn đã sai. Bạn đã bỏ lỡ điều quan trọng. Bạn đặt kỳ vọng và bạn không đủ giỏi.

Nếu bạn tiếp cận công việc với tư duy tách biệt này, bạn không thể tránh khỏi thất bại. Đây là lý do tại sao:

Chìa khóa để phát triển là đặt mục tiêu ra ngoài vùng an toàn của bạn.

Để tiếp tục phát triển trong nghề, bạn phải đặt ra những mục tiêu phi lý. Đó là điều quan trọng. Bạn phải đặt mục tiêu ra ngoài vùng an toàn của bản thân và thúc đẩy bản thân nỗ lực làm những việc mà bạn chưa bao giờ làm.

Tuy nhiên, để thực sự đặt ra những mục tiêu nằm ngoài vùng an toàn, bạn phải hiểu và chấp nhận thực tế rằng bạn sẽ “thất bại”. Bạn sẽ không đạt được điều mình muốn ngay lần đầu tiên hoặc lần thứ hai hoặc lần thứ ba. Bạn sẽ hụt hẫng. Bạn sẽ mắc sai lầm và con đường bạn đi không phải là con đường thẳng.

Tuy nhiên, việc “không thể” đáp ứng được những kỳ vọng bạn đặt ra cho bản thân khi đặt mục tiêu ra ngoài vùng an toàn thật ra giúp bạn tiến gần đến mục tiêu hơn nhiều so với việc bạn “đạt được” điều đó một cách dễ dàng.

Như vậy: Thành tích, theo nghĩa này, thực sự là một bất lợi.

“Thất bại” mới là chiến thắng.

Trong mọi thất bại đều có một bài học

Vấn đề mà rất nhiều người gặp phải, và lý do tại sao rất ít người có thể tự vực dậy trong một thời gian dài, là vì họ sợ “thất bại”. Việc đặt ra một mục tiêu hợp lý, đạt được nó và được mọi người xung quanh vỗ tay, chúc mừng và vỗ về sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc đặt ra một mục tiêu không hợp lý, không đạt được nó, nhưng lại học hỏi được nhiều điều.

Nó khiến chúng ta rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: chọn vẻ ngoài thành công hay kiến thức sâu sắc bên trong

Nhiều người thà đặt ra những mục tiêu nhỏ và xuất hiện với vẻ thành công hơn là đặt ra những mục tiêu lớn, rồi xuất trận như một kẻ thất bại, nhưng lại có được vô số kiến thức sâu sắc đằng sau.

Nếu bạn xem hành trình của mình là thành tích và thất bại, thì bạn đã thất bại. Bạn đã bị ngắt kết nối khỏi chính quá trình này. Bạn quan tâm nhiều đến vẻ ngoài thành công hơn là thực sự có kiến thức nghề nghiệp.

Những người thực sự thành công, những nhà đổi mới, những thiên tài sáng tạo, những huyền thoại đều có chung điều này

Họ không quan tâm đến vẻ ngoài thành công hay thất bại. Họ chỉ quan tâm đến kiến thức nghề nghiệp, và họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để có được nó. Bạn không thể khám phá được gì mới nếu bạn không “thất bại”. Bạn không thể khám phá được những cách làm khác nhau nếu bạn không “thất bại”. Bạn không thể tạo ra một cái tên của riêng mình nếu không đi vào con đường khác biệt, rồi quay lại và chia sẻ những gì bạn đã tìm thấy.

Thất bại không tồn tại.

Nó chỉ tồn tại đối với những người quan tâm đến vẻ ngoài thành công hơn.

Nguồn: Cafebiz