Kỹ năng đào tạo & phát triển cấp dưới
5 cấp độ của năng lực đào tạo chuyên môn
Cấp độ 1 | Cấp độ 2 | Cấp độ 3 | Cấp độ 4 | Cấp độ 5 |
1. Có chuyên môn nhưng chưa biết cách hướng dẫn người khác | 2. Biết hướng dẫn cơ bản nhưng chưa hệ thống hóa kiến thức (Hướng dẫn theo kinh nghiệm cá nhân) | 3. Hệ thống hóa kiến thức, có phương pháp đào tạo hiệu quả (Dạy bài bản, có chiến lược) | 4. Đào tạo chuyên sâu & phát triển đội ngũ kế cận (Dẫn dắt và nâng cao năng lực đội nhóm) | 5. Xây dựng hệ thống đào tạo chuyên môn bền vững (Tạo ảnh hưởng rộng, phát triển văn hóa học tập) |
✅ – Thành thạo công việc chuyên môn nhưng chưa biết cách truyền đạt cho người khác. ✅ – Khi hướng dẫn đồng nghiệp, chủ yếu là “làm giúp” thay vì dạy họ tự làm. ✅ – Chưa có kỹ năng sư phạm hoặc tư duy hệ thống hóa kiến thức. ✅ – Khi đồng nghiệp hỏi, chỉ trả lời ngắn gọn mà không giải thích rõ ràng. ✅ – Cảm thấy khó chịu khi phải hướng dẫn người mới nhiều lần. |
✅ – Có thể đào tạo phát triển nhân sự ở cấp 1 ✅ – Bắt đầu có khả năng hướng dẫn người khác nhưng vẫn còn theo kiểu “chỉ đâu làm đó”. ✅ – Có thể hướng dẫn công việc từng bước nhưng chưa giải thích được bản chất. ✅ – Khi hướng dẫn nhiều người, mỗi lần nói một kiểu khác nhau. ✅ – Không kiểm tra xem người học đã thực sự hiểu chưa. ✅ – Dạy theo kinh nghiệm cá nhân mà chưa xây dựng tài liệu đào tạo bài bản. ✅ – Chưa có kế hoạch đào tạo dài hạn, chỉ dạy khi có ai hỏi. |
✅ – Có thể đào tạo phát triển nhân sự ở cấp 2,3 ✅ – Đã biết cách xây dựng giáo án, tài liệu đào tạo ( xây dựng các quy trình làm việc, mô tả công việc, thư viện tình huống, vấn đề thường gặp ) ✅ – Có thể hướng dẫn một nhóm người một cách bài bản, có lộ trình, không chỉ dạy theo cảm hứng. ✅ – Có thể giảng giải rõ ràng, dễ hiểu, kết hợp ví dụ thực tế. Bắt đầu áp dụng phương pháp đào tạo phù hợp với từng đối tượng. ✅ – Biết sử dụng công cụ đào tạo như slide, video, tài liệu hướng dẫn. ✅ – Biết Sử dụng phương pháp role-play, case study để cấp dưới thực hành, cách xử lý các tình huống. Có thư viện các tình huống để người học áp dụng thực hành ✅ – Đánh giá được mức độ hiểu của học viên qua bài tập thực hành hoặc kiểm tra. |
✅ – Có thể đào tạo & phát triển nhân sự ở cấp 3,4 ✅ – Có thể đào tạo các nội dung ở cấp độ chuyên sâu/chuyên gia. Biết cách cố vấn, huấn luyện nhân viên để họ trở thành chuyên gia. Biết đặt câu hỏi kích thích tư duy, thách thức người học tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau. Hỗ trợ người học nhận diện vấn đề và phân tích nguyên nhân thay vì chỉ làm theo hướng dẫn. ✅ – Biết cách đánh giá năng lực của nhân viên để có kế hoạch đào tạo phù hợp. Đưa ra phản hồi tích cực và cụ thể nhằm nâng cao sự tự tin và khả năng cải thiện. Phân tích nhu cầu đào tạo và xây dựng lộ trình phát triển năng lực, kỹ năng ở mức chi tiết 6 tháng ✅ – Chủ động Tham gia vào các hoạt động đào tạo trong tổ chức với vai trò người đào tạo. Tạo ra môi trường khuyến khích học hỏi từ các tình huống thực tế. ✅ – Xây dựng lộ trình đào tạo chuyên môn cho từng vị trí trong đội nhóm. ✅ – Định hướng để cấp dưới tự học và phát triển.Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của từng cá nhân để đưa ra kế hoạch phát triển phù hợp. |
✅ – Có thể đào tạo & phát triển nhân sự ở cấp 4,5 |