Con người có thể được chia thành 2 nhóm: những người luôn đổ lỗi cho thế giới vì những lỗi lầm của họ và nhóm thứ 2 là những người gánh trách nhiệm cho tất cả mọi chuyện diễn ra trong đời mình. Một cách gián tiếp, nhiều bố mẹ dạy con mình cách phàn nàn thay vì nhận trách nhiệm khi có chuyện xảy ra. Ví dụ như khi đứa trẻ ngã trên sàn và khóc thì bố mẹ ra sức “đánh” sàn nhà và nói rằng đó là lỗi của nó. Một số người luôn phàn nàn bởi họ muốn gây sự chú ý. Hiểu được lý do vì sao con người hay phàn nàn sẽ giúp bạn tìm ra cách xử trí với những người như vậy.
Con người có thể được chia thành 2 nhóm: những người luôn đổ lỗi cho thế giới vì những lỗi lầm của họ và nhóm thứ 2 là những người gánh trách nhiệm cho tất cả mọi chuyện diễn ra trong đời mình. Một cách gián tiếp, nhiều bố mẹ dạy con mình cách phàn nàn thay vì nhận trách nhiệm khi có chuyện xảy ra. Ví dụ như khi đứa trẻ ngã trên sàn và khóc thì bố mẹ ra sức “đánh” sàn nhà và nói rằng đó là lỗi của nó. Một số người luôn phàn nàn bởi họ muốn gây sự chú ý. Hiểu được lý do vì sao con người hay phàn nàn sẽ giúp bạn tìm ra cách xử trí với những người như vậy.
Xử trí với người hay phàn nàn vừa là tìm ra cách để bạn không thấy phiền toái, vừa là giúp họ thay đổi suy nghĩ rằng mình luôn là nạn nhân của mọi chuyện, học cách chịu trách nhiệm cho mọi chuyện diễn ra trong đời mình. Các bước sau đây có thể sẽ giúp bạn đối phó với người hay phàn nàn.
- Chấp nhận rằng khi người khác phàn nàn về điều mà bạn không làm thì không cần quan tâm vì đó không phải vấn đề của bạn. Người có vấn đề chính là họ.
- Đừng để bị ảnh hưởng, hãy thể hiện khuôn mặt “trung lập” với cái nhìn “tôi không quan tâm”. Hãy nghĩ rằng mình là bức tường gạch và họ là 1 quả bóng mềm đang bay tới. Bức tường sẽ khiến quả bóng đập ngược lại.
- Nói với họ viết vấn đề của mình ra giấy. Hãy nói với họ rằng việc tường thuật sự việc là quan trọng hơn cảm xúc, khuyến khích họ bình luận về vấn đề. 9 trên 10 người sẽ thôi phàn nàn và không viết gì ra cả.
- Hãy nghĩ về tình huống mà người phàn nàn trải qua, nghĩ xem cảm giác thế nào khi bị coi là 1 đứa trẻ lên 3.
- Nếu buộc phải đi cùng những người hay phàn nàn, đi cùng với bạn bè khác sẽ giúp bạn tránh khỏi việc trở thành mục tiêu trung tâm của sự phàn nàn.
Một số lời khuyên khi đối phó với người luôn phàn nàn
- Nếu họ phàn nàn về bạn và đòi hỏi 1 lời xin lỗi, mà bạn lại không thấy mình làm gì sai thì đừng xin lỗi họ.
- Hãy nói với họ sự thực rằng họ đang phàn nàn quá nhiều và rằng bạn sẽ bỏ đi nếu họ tiếp tục phàn nàn.
- Nhớ giữ tinh thần thoải mái và bình tĩnh.
- Đưa ra lời khuyên đôi khi cũng có ích, nhưng cũng có lúc câu trả lời chỉ là “Tôi biết, nhưng…” và họ lại tiếp tục phàn nàn.
QTNS sưu tầm nguồn từ 2KnowMySelf và WikiHow