Hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp sẽ không thể diễn ra suôn sẻ nếu thiếu người quản lý. Người quản lý đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Những quyết định của họ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của tổ chức. Vậy vai trò của quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp là gì? Cùng Thư viện Quản trị Nhân Sự tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay.

Theo đó, với chức danh quản lý, họ sẽ phải đảm đương cùng lúc rất nhiều công việc và vai trò trong tổ chức. Cụ thể có thể chia vai trò của quản lý thành 3 nhóm cơ bản sau đây:

Vai trò giao tiếp

Tấm gương

Trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào thì quản lý cũng đều phải là những người có hiểu biết, có kiến thức chuyên môn vững vàng, đạo đức tốt. Họ được xem là tấm gương, là nguồn cảm hứng để các nhân viên cấp dưới phấn đấu, noi theo.

Vai trò của quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp 1

Người quản lý chính là tấm gương cho nhân viên trong tổ chức của mình

Đại diện

Quản lý chính là người đại diện, thay mặt cho tổ chức, tập thể mà họ quản lý để liên lạc với các đối tác bên ngoài.

Lãnh đạo

Trong công ty, tổ chức, quản lý là người lãnh đạo, liên kết mọi người để hoàn thành mục tiêu chung.

Vai trò thông tin

Thu thập thông tin

Vai trò của quản lý là thu thập thông tin, tiếp thu những ý kiến, đề xuất từ cấp dưới, cập nhật các thông tin mới về tổ chức, doanh nghiệp của mình.

Phổ biến thông tin

Quản lý cũng là người chịu trách nhiệm giao tiếp, truyền tải, phổ biến những thông tin hữu ích cho nhân viên, đồng nghiệp, đội nhóm.

Cung cấp thông tin

Quản lý là người phát ngôn, truyền tải, cung cấp thông tin của tổ chức cho bên ngoài.

Vai trò của quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp 2

Vai trò của quản lý còn là cung cấp thông tin cho bên ngoài

Vai trò quyết định

Quyết định được xem là nhóm vai trò quan trọng nhất của người quản lý. Vì họ chính là những người ra quyết định và chịu trách nhiệm với những quyết định của mình.

Trong nhóm vai trò này sẽ có những vai trò cơ bản sau đây:

Hoạch định

Người quản lý có vai trò tạo, thiết lập và kiểm soát các thay đổi trong tổ chức. Đồng thời là người là giải quyết các vấn đề, đưa ra các ý tưởng mới và thực hiện chúng. Để đảm nhận tốt vai trò hoạch định này, quản lý cần phải nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo.

Giải quyết xung đột

Khi trong tổ chức, đội nhóm phát sinh những mâu thuẫn, xung đột, người quản lý cần phải đứng ra chịu trách nhiệm hòa giải, giải quyết những xung đột đó, đảm bảo sự an toàn, yên ổn trong doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, quản lý cũng cần khuyến khích nhân viên làm việc thông qua khen ngợi, công nhận và thưởng vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chung.

Phân bổ nguồn lực

Quản lý là người đứng ra phân công và quản lí các nguồn lực để đạt được các mục tiêu chiến lược mà tổ chức, doanh nghiệp đã đề ra.

Theo đó, một người quản lý giỏi cần xác định cách sử dụng các nguồn lực của tổ chức sao cho hiệu quả nhất. Chúng bao gồm cả việc phân bổ ngân sách, cũng như chỉ định, điều phối nhân viên và các nguồn lực khác.

Vai trò của quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp 3

Quản lý đảm nhận vai trò phân bổ nguồn lực trong tổ chức, doanh nghiệp

Đàm phán

Quản lý thường xuyên phải tham gia trực tiếp vào các cuộc đàm phán quan trọng trong đội nhóm, phòng ban hoặc giữa tổ chức của mình với đối tác bên ngoài. Để làm tốt vai trò này, quản lý cần phải là người sáng suốt, mưu trí, khôn khéo và linh hoạt.

Có thể nói rằng, quản lý là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác. Quản lý là cả một quá trình từ lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo đến kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Một người quản lý giỏi cần phải nắm rõ những vai trò của mình trong tổ chức và luôn không ngừng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ để có thể đưa tổ chức, doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển bền vững, thịnh vượng.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề quản trị nhân sự, hãy liên hệ Thư viện Quản trị Nhân Sự để được tư vấn và cung cấp các giải pháp hữu ích nhất.