Một doanh nghiệp muốn hoạt động và phát triển ổn định phải có sự đóng góp của rất nhiều nguồn lực khác nhau như tài chính, vật chất, công nghệ,…Trong đó, nguồn nhân lực được nhắc đến như là một nguồn lực quan trọng nhất, quyết định đến sự thành bại của một tổ chức. Bài viết hôm nay hãy cùng Giải Pháp Tinh Hoa tìm hiểu vai trò của nguồn nhân lực.

Nhân lực chính là nguồn lực quan trọng nhất trong tổ chức

Hiểu một cách đơn giản thì nguồn nhân lực bao gồm tất cả những người đã và đang làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp ở tất cả các vị trí khác nhau. Họ là lực lượng tham gia chính vào các hoạt động của tổ chức, là những chủ thể quan trọng trong việc sáng tạo và phát huy những thế mạnh của doanh nghiệp. Với bất kỳ tổ chức nào thì nhân lực cũng là nguồn lực cần thiết và quan trọng nhất, có vai trò quyết định đến lợi nhuận và sự phát triển của công ty. 

Vai trò của nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp

Vai trò của nguồn nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng

Cũng chính vì vai trò của nguồn nhân lực quá đỗi quan trọng mà công tác quản trị nhân sự luôn được các tổ chức đặt lên hàng đầu. 

Dựa vào tính chất của công việc mà nguồn nhân lực từ người quản lý đến nhân viên đều phải có kiến thức cơ bản về công việc mình đang làm, ý thức được trách nhiệm của mình cũng như đồng hành cùng nhau để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đặc biệt, muốn làm tốt điều này thì người đứng đầu tổ chức phải có khả năng tạo động lực cho nhân viên và gắn kết mọi người lại với nhau.

Nguồn nhân lực là động lực của sự phát triển

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, sự phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp sẽ được quyết định bởi nhiều nguồn lực khác nhau. Tuy nhiên các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển của công nghệ, cơ sở vật chất, vị trí địa lý…cũng chỉ là những khách thể, chịu sự khai thác, cải tạo của của nhân lực. 

Hiểu nôm na là các nguồn lực này chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. Muốn phát huy tác dụng thì phải có sự khai thác, sử dụng, bảo vệ, tái tạo thông qua các hoạt động có ý thức của con người. 

Vai trò của nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp 2

Nguồn nhân lực chịu trách nhiệm khai thác, sử dụng và tái tạo các nguồn lực khác

Cũng chính vì điều này mà nhiều chuyên gia đã nói rằng, cạnh tranh trong thời đại 4.0 không phải là cạnh tranh về vốn hay tài nguyên mà đó là cạnh tranh về nhân lực.

Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao có trí tuệ, kinh nghiệm, kỹ năng, tính năng động, sáng tạo,…để tác động vào các nguồn lực khác và gắn kết chúng lại với nhau nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của tổ chức, doanh nghiệp..

Chính con người cũng là nhân tố làm thay đổi tính chất của lao động từ thủ công chân tay sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ. Nhất là trong giai đoạn hiện na – khi khoa học và công nghệ đã trở thành bộ phận trực tiếp của lực lượng sản xuất thì con người lại là nhân tố thúc đẩy và động lực của sự phát triển. Nếu không có nhân lực sáng tạo ra những tư liệu lao động hiện đại, sử dụng,  khai thác và đưa chúng vào hoạt động lao động thì những nguồn lực khác đó cũng chỉ là những vật chất vô tri vô giác. 

Nguồn nhân lực quyết định đến sự thành công của tổ chức

Vai trò của nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở việc cung cấp và sử dụng các tư liệu lao động khác cho tổ chức mà còn quyết định đến sự thành công của tổ chức doanh nghiệp. 

Vai trò của nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp 3

Một tổ chức chỉ thành công khi tất cả mọi người đều đồng lòng vì mục tiêu chung

Không có một tổ chức nào chỉ có người đứng đầu làm việc mà vẫn có thể thành công. Cần phải có những nhân viên cùng đồng lòng, cùng triển khai công việc vì mục tiêu chung thì kế hoạch về sự thành công mới trở thành hiện thực được.

Suy cho cùng, để thực sự phát triển thì con người chính động lực lớn nhất, quan trọng nhất đó chính. Chính vì vậy các tổ chức, doanh nghiệp cần phải sử dụng và khai thác hợp lý với nguồn nhân lực mà mình đang có.

Nếu gặp khó khăn trong việc quản trị nguồn nhân lực, hãy liên hệ Thư viện quản trị nhân sự để được tư vấn các giải pháp nhân sự hữu ích trong thời đại 4.0