Chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn

hinh7-tuyendung

 

CHUẨN BỊ PHỎNG VẤN

Để có một buổi phỏng vấn thành công, ta cần chuẩn bị theo các bước như sau:

–          Lên lịch phỏng vấn

–          Thời gian, địa điểm

–          Danh sách ứng viên

–          Người phỏng vấn

–          Yêu cầu đối với người phỏng vấn: hiểu công việc, có kỹ năng phỏng vấn, thông tin về tiêu chuẩn tuyển chọn và thông tin về ứng viên.

–          Hậu cần: đón tiếp, hướng dẫn ứng viên, trang thiết bị tài liệu cần thiết, phòng phỏng vấn

 

Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn:

Các câu hỏi được sử dụng một cách có cấu trúc, có thể thúc đẩy tiến trình phỏng vấn một cách đáng kể bằng cách khuyến khích ứng viên tiếp tục tham gia buổi tiếp xúc, làm rõ những hiểu biết của mình, và cho phép người phỏng vấn có thời gian để sắp xếp câu trả lời của ứng viên trước khi đánh giá những gì ứng viên đã nói ra.

Các câu hỏi dùng trong phỏng vấn cũng là một “nghệ thuật” để tìm ra được những thông tin cần thiết quan trọng nhất về ứng viên giúp ích cho việc tuyển chọn. Do đó cần phải biết cách chọn và chuẩn bị sẵn những câu hỏi phù hợp.

 

Các loại câu hỏi phỏng vấn như sau:

  1. Câu hỏi mở ý thăm dò: Để thăm dò một vấn đề cụ thể. Kết quả bình thường hay thông tin được thu thập thường là sự kiện, ý kiến, đề nghị. Ví dụ: Bạn có quan tâm về….?, Bạn có ý kiến gì về….?
  2. Câu hỏi mở ý cảm xúc: Để khám phá cảm xúc của người khác. Kết quả bình thường hay thông tin được thu thập thường là ý kiến của ứng viên. Ví dụ: Bạn cảm thấy thế nào về….?, Thái độ của bạn thế nào về…?
  3. Câu hỏi mở: Thiết lập mối quan hệ vào lúc bắt đầu phỏng vấn. Ví dụ: Tôi nhận thấy rằng bạn đang tham dự nhiều khóa học vi tính. Điều gì làm cho bạn thích thú sử dụng máy tính?
  4. Câu hỏi mở đầu: Dẫn đến một cuộc trao đổi ngắn, phong phú. Cuộc trao đổi này sẽ cho bạn thấy một hình ảnh về những gá trị và sự quan tâm của ứng viên. Ví dụ: Tôi nhận thấy rằng bạn thích chơi bóng đá. Bạn nghĩ gì về những rắc rối xảy ra với đội bóng đá Việt Nam?
  5. Câu hỏi tình huống: Khám phá ra hành vi ứng xử của một người trong quá khứ và có kế hoạch ứng xử trong tương lai. Ví dụ: Bạn có bao giờ ở trong tình huống như…… Lúc đó bạn đã làm gì? Kết quả ra sao?
  6. Câu hỏi Hành vi: Sử dụng các tình huống cụ thể, thực tế. Sẵn sàng đưa ra những ví dụ đơn giản. Ví dụ: Bạn sẽ làm điều gì khác đi nếu tình huống đó lại xảy ra? Nếu bạn ở trong tình huống này… bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ cố gắng để đạt được kết quả gì?

 

** Thực hành: Hãy thiết kế Bảng câu hỏi phỏng vấn gồm 5 câu. Thời gian chuẩn bị trong vòng 15 phút.

 

cautrucphongvan

 

Những yêu cầu cần thiết khi thực hiện phỏng vấn:

1. Môi trường:

–          Yên tĩnh, lịch sự, tập trung.

–          Khoảng cách không quá cách biệt

–          Không gọi hoặc trả lời điện thoại trong khi phỏng vấn

2. Phong cách giao tiếp:

–          Trang phục lịch sự

–          Ánh mắt tự nhiên, thân thiện

–          Ngôn ngữ cử chỉ thân thiện

–          Thái độ cởi mở

3. Mở đầu và tạo sự tin tưởng:

–          Chào và hỏi thăm ứng viên

–          Cám ơn ứng viên đã đến dự phỏng vấn

–          Mục đích phỏng vấn

–          Thời gian, cách thức phỏng vấn, ghi chép

–          Cám ơn ứng viên

–          Ghi nhận xét ngay sau khi phỏng vấn

4. Nội dung phỏng vấn:

–          Xác minh những thông tin ứng viên đã ghi trong hồ sơ xin việc

–          Tìm hiểu về kinh nghiệm, năng lực chuyên môn

–          Tìm hiểu về động cơ cá nhân, nguyện vọng nghề nghiệp lấy thông tin phản hồi từ ứng viên

–          Thông báo cho ứng viên về những bước kế tiếp

–          Cám ơn ứng viên

–          Ghi nhận xét ngay sau khi phỏng vấn

 

Kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn:

–          Nên nhẹ nhàng thăm dò, thu thập thông tin ở các lĩnh vực trọng tâm

–          Xen các câu hỏi vào các phần đối thoại

–          Không nên chất vấn, gây hấn

–          Tránh đặt câu  hỏi hàm chứa hoặc gợi ý câu trả lời

–          Hầu hết các câu hỏi nên ở dạng Mở hay Thăm dò dễ lấy thông tin nhiều nhất từ ứng viên

–          Thu thập bằng chứng bằng cách đặt ra các câu hỏi: Cho tôi biết/ Cho tôi xem.