Thư viện từ điển năng lực

ky-nang-kinh-doanh-tren-facebook

 

KỸ NĂNG KINH DOANH TRÊN FACEBOOK

Đâu đâu trên Facebook cũng gặp người kinh doanh.

Nếu bạn thường xuyên lên Facebook, không khó để phát hiện ra những shop thời trang, những cửa hàng trên Facebook kinh doanh với vô vàn đồ vật, áo quần, vật dụng và những món đồ lưu niệm cực kì bắt mắt, không thua gì những cửa hàng ngoài đời thực, giá cả lại rất mềm.

Tuy nhiên, có những shop online trên Facebook, dù hàng hóa không đa dạng nhưng cực kì đắt hàng, trong khi những shop “đồ đẹp giá rẻ” mà vẫn ế như thường, vì sao? Đó là do bạn chưa có những “chiếc lược” và “thủ thuật” đặc biệt.

Để thu được lợi nhuận và thu hút khách hàng khó tính trên Facebook, bạn cần tích lũy những bí quyết kinh doanh trên Facebook để bạn có thể hằng ngày phiêu lưu và kiếm tiền cùng cửa hàng của mình.

Kinh doanh trên Facebook ít vốn nhưng phải gây ấn tượng bề ngoài.

Khi mở shop online, bạn đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí thuê mặt bằng, số tiền ấy có thể được dùng để bạn đầu tư hơn cho mặt hàng, để chúng trở nên đa dạng và thu hút.

Giao diện rất quan trọng.

Về giao diện trên Facebook rất quan trọng, tốt nhất nên tạo một trang có thể kết bạn được, thay vì một trang để mọi người “like”. Vì khi tạo một trang kết bạn, shop online trở nên gần gũi hơn và bạn cũng chọn lọc được đối tượng khách hàng, chủ động hơn trong việc tìm kiếm, quảng cáo, giới thiệu.

Hãy thường xuyên up ảnh để giới thiệu mẫu mã và làm sinh động trang Facebook của mình. Bạn cũng nên biết cách làm cho Facebook của mình vui vẻ, sáng tạo và có nhiều ý tưởng đặc biệt để mọi người nhớ đến shop online của bạn.

Đưa khách hàng vào tầm ngắm

Vì là shop online nên việc “ship” hàng, chuyển hàng cho khách hàng đã mua theo đúng địa chỉ mà họ yêu cầu rất chú trọng. Bạn càng tìm được nhiều người gần nơi bạn ở thì cơ hội bán hàng trên Facebook của bạn càng cao (vì độ tin cậy lớn hơn).

Việc chọn ra các khách hàng trên Facebook là điều hoàn toàn dễ dàng. Khi “add” được khách hàng ở gần, bạn sẽ dễ dàng kết nối được với những bạn ở xa hơn.

Sử dụng chức năng tag trên Facebook có khoa học.

Tag mọi bạn bè ở tất cả các hình ảnh trên Facebook trong một thời gian liên tục sẽ khiến họ vô cùng bực mình vì “spam quảng cáo”, nên bạn rất dễ bị mất khách oan uổng. Hãy lưu ý những điều sau:

+ Chỉ tag khoảng ba bộ bắt mắt nhất đối với vài người bất kì mà bạn cho rằng họ quan tâm đến shop online của mình.

+ Nên tag với các shop online khác. Điều này sẽ khiến khách hàng dễ so sánh và hãy cho họ thấy, chọn shop của bạn là quyết định thích hợp nhất.

+ Tận dụng tag ở những trang công cộng: Thay vì tag ở trang cá nhân, hãy chú ý tận dụng những “mảnh đất hời” tại các hội, nhóm, sự kiện… trên Facebook. Tránh tag ở “fanpage” của những người nổi tiếng vì fan của họ sẽ tẩy chay shop của bạn.

Chọn cách “ship” thuận tiện và gần gũi.

Nếu shop chưa được nhiều người biết đến, không nên bắt khách hàng chuyển tiền vào tài khoản của bạn rồi mới được nhận hàng. Còn khá nhiều “khách hàng online” vẫn chưa tin tưởng về hình thức này. Do vậy, cách tốt nhất là chọn những địa điểm dễ tìm trong thành phố, người mua sẽ chọn một trong những địa điểm bạn đưa ra để nhận hàng, bạn đến giao và tiền trao tay. Khi đó, bạn sẽ tính thêm chi phí vận chuyển. Nếu khách hàng ở gần thì giao miễn phí bạn nhé.

Hướng dẫn kinh doanh trên Facebook với các kinh nghiệm hay khác.

Về giao tiếp với khách trên Facebook

+ Thân thiện, vui vẻ và nhiệt tình với tất cả mọi người, kể cả những khách hàng không mua.

+ Chú ý để giá cụ thể ở mỗi trang phục khi up ảnh lên Facebook, đồng thời giới thiệu sơ qua về kiểu dáng, chất liệu vải, các size… Nhiều bạn thường hay quên điều này.
Về chất lượng sản phẩm khi kinh doanh trên Facebook

+ Hàng hóa cần đa dạng và đẹp, đánh trúng tâm lý số đông. Nếu đồ thật sự đẹp và hợp thời, khách sẽ không ngần ngại bỏ tiền ra mua dù đắt.

+ Có thể thu mua lại những bộ quần áo “second hand” và bán lại với giá hợp lý. Điều này ít khi được triển khai ở các shop online khác, nhưng nếu bạn biết phát huy, bạn sẽ thu được lợi nhuận khá ổn.
Kỹ năng kinh doanh khác cần có

+ Nên khuyến mãi nhiều hình thức khác nhau để tạo động lực mua hàng: giảm giá, mua 2 tặng 1, khách quen sẽ được miễn chi phí giao hàng…

Khi đã thành công, bạn hãy hướng dẫn kinh doanh trên Facbook lại với những người khác để tất cả những ai muốn kinh doanh trên Facebook khai thác được hết tiềm năng của mạng xã hội này.

 ———

NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP DÀNH CHO NGƯỜI RỤT RÈ

 

Đã bao giờ bạn đi dự tiệc , đi chơi và vô tình bị xếp ngồi cạnh một người lạ và bạn chỉ nói được mấy câu . Sau đó ai hỏi thì nói còn không thì thôi và cứ thế ngồi im , dù trong lòng bạn rất muốn nói chuyện nhưng không biết bắt đầu từ đâu và nên nói những chuyện gì ? Thỉnh thoảng vì vậy mà bạn bị hiểu lầm là ” cù lần ” hoặc ” khinh khỉnh ” .
Các chuyên gia tâm lý nghiên cứu và chỉ ra rằng người rụt rè ít nói sẽ dễ được yêu mến nhưng khó có thể thành công trong công việc và tình yêu . Vì vậy , bạn cần học một số nghệ thuật giao tiếp sau đây dành riêng cho người có tính cách rụt rè .

nguoi-rut-re

 

1. Thử suy nghĩ đến những tình huống sẽ xảy ra:
Bạn hãy nghĩ đến những tình huống có thể xảy ra : nói chuyện với một ai đó hoàn toàn xa lạ , nói chuyện với người lớn tuổi , với người mình cô cùng thích …Và hãy chuẩn bị những tình huống , những lời nói , câu chuyện , cách từ biệt , điệu cười … mà bạn sẽ thể hiện trong những tình huống đó . Như vậy là bạn đã chuẩn bị sẵn tư thế cho mình và sẽ tự tin hơn khi đối mặt với mục tiêu thật sự bên ngoài .
2. Tập nói chuyện phiếm:
Nếu bạn cố gắng đưa ra những đề tài xa lạ , ít người biết , mang tính trừu tượng thì bạn sẽ nhận lại sự thờ ơ của người đối diện . Vì vậy hãy nói những điều chung chung và hợp với bạn và người nghe . Ví dụ bạn đang làm kinh doanh và người đối diện cũng vậy thì hãy nói về các chủ đề về học kinh doanh , học marketing , quản trị kinh doanh , chiến lược kinh doanh …Nhưng lưu ý là chỉ nên nói chung chung và dễ hiểu .

Nếu bạn và người đối diện không cùng chung ngành nghề , độ tuổi , mối quan tâm , tư duy thì sao ? Đơn giản nhất , hãy nói những câu chuyện phiếm , kể những câu chuyện cười mang ý nghĩa chung và phổ biến .
3. Hãy dũng cảm lên:
Mọi sự chuẩn bị và lý thuyết đều chỉ là lý thuyết suông nếu bạn không vận dụng và thực hành nó . Hãy tích cực tham gia các buổi hội thảo , khóa học hay , học kỹ năng …và dũng cảm bắt chuyện với người ngồi kế bên bạn . Hãy bắt đầu nói về chủ đề trong buổi hội thảo , về ý kiến của bạn và hỏi ý kiến người đó . Dần dần bạn sẽ cảm thấy tự tin trong giap tiếp và có thêm nhiều mối quan hệ tốt trong xã hội .

4. Lắng nghe kiên nhẫn:
Đôi khi bạn thật sự ngại nói nhiều và không có nhiều chủ đề để nói . Vậy thì hãy đặt câu hỏi để người đối diện trả lời , những câu hỏi mở càng tốt và hãy chăm chú lắng nghe . Thái độ kiên nhẫn và tôn trọng người đối diện khiến bạn có thể được quý mến hơn nhiều dù bạn không nói nhiều lắm .

 ———-

CÁCH THĂM HỎI NGƯỜI LỚN TUỔI

1. Chọn thời điểm thích hợp để tới nhà:
Không phải hễ cứ mong muốn là bạn có thể tới thăm nhà người quen lúc nào cũng được. Nếu cuộc thăm viếng chẳng có gì gấp gáp, hãy cân nhắc lựa chọn thời điểm phù hợp. Nếu người lớn tuổi còn đang bận đi làm, hãy chọn vào dịp cuối tuần là lúc họ rảnh rỗi nhất (và bạn cũng không phải tới trường hay nơi làm việc).
Nếu bạn chỉ có ý định ghé thăm một lát, hãy đến vào giờ giữa buồi như 3h chiều (đảm bảo là họ đã ngủ trưa xong), 10 giờ sáng (đảm bảo họ đã thức giấc). Đừng đến vào sát giờ ăn cơm hay đúng lúc nhà người khác đang dùng cơm: sẽ rất bất tiện và khó xử cho cả chủ và khách. Trừ khi bạn đã thân thiết với chủ nhà, còn nếu mối quan hệ đang ở mức quen biết, hãy lưu ý vấn đề này nhé.
Mặt khác, nếu người mà bạn tới thăm đã về hưu hoặc chỉ ở nhà nội trợ, và bạn cũng không vướng bận vào giờ hành chính nhiều, hãy tới thăm họ vào các ngày trong tuần. Cuối tuần, con cái tụ họp – họ sẽ tất bật cùng sự đoàn tụ. Ở ngày thường, họ thường chỉ ở nhà một mình vì vậy sự viếng thăm của bạn sẽ vô cùng có ý nghĩa với họ.

2. Mua quà gì tới?
Trừ khi bạn đến gia đình họ quá thường xuyên, tốt hơn là nên mua một món quà gì đó. Không hẳn là quá trang trọng hay đắt tiền: có thể chỉ là bó hoa nhỏ, hộp bánh, hộp chè xanh, một ít trái cây, đặc sản nào đó… tùy theo tính cách , sở thích của người đó , Giá trị vật chất không lớn nhưng bạn sẽ làm họ vui lòng và khiến mối quan hệ tốt đẹp hơn.Món quà là một nghệ thuật giao tiếp quan trọng mà bạn không nên bỏ qua .
Những cấm kỵ: đừng mua quà quá đắt tiền so với tình hình tài chính của bạn: bạn sẽ khiến họ thấy không thoải mái hoặc nghi ngờ bạn đang dùng quà để nhờ họ giúp đỡ chuyện gì đó…

3. Thăm hỏi bao lâu?
Bạn đừng nghĩ thăm hỏi thì càng lâu càng tốt. Nhiều người sẽ bận bịu vào thời điểm bạn đến thăm, hoặc họ không được khỏe nên không thể tiếp chuyện lâu được. Hãy biết xem xét thái độ của họ. Nếu họ cứ nhấp nhổm nhìn đồng hồ hoặc báo trước với bạn là có bạn bè của họ đến chơi…, hãy khéo léo xin phép họ ra về sớm.
Thời gian thăm hỏi thông thường khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Nếu người lớn tuổi muốn bạn đến ăn cơm với gia đình họ, hãy mua ít hoa quả tới và tới trước giờ ăn khoảng 30 phút để giúp họ chuẩn bị bữa ăn.

4. Nói chuyện gì đây?
Nhiều bạn thắc mắc không biết sẽ nói chuyện gì với người lớn tuổi vì sự chênh lệch tuổi tác, khác biệt về sở thích, mối quan tâm… Vì vậy, chỉ ngồi uống nước một lát là bạn đã thấy “không có chuyện gì để nói”. Với người lớn tuổi, hãy nói chuyện về các chủ đề:
– Hỏi thăm sức khỏe
– Hỏi thăm các thành viên trong gia đình , ví dụ như về con cháu họ trong mùa tuyển sinh , về trường đào tạo mà con cháu họ theo học …
– Hỏi thăm hoạt động gần đây của họ “có đi đâu chơi không, có ra công viên tập thể dục không, …)
– Kể chuyện tình hình học tập, làm việc, gia đình của bạn. Nếu người lớn tuổi quen biết với bố mẹ bạn, hãy kể cho họ nghe chuyện về bố mẹ. Thể hiện sự quan tâm của bố mẹ với cuộc sống hàng ngày của họ.

– Yêu cầu họ kể các câu chuyện về các thành viên trong gia đình họ, chuyện thời trẻ của họ , các chương trình từ thiện mà họ đã tham gia … bạn đừng ngại vì nghĩ “đây là chuyện riêng tư”, những người lớn tuổi rất thích nói về tuổi trẻ của mình.
– Hỏi ý kiến của họ về vấn đề gì đó mà bạn đang quan tâm, ví dụ “cháu nghe nói rất nhiều bạn trẻ đi phá thai lúc mới 17-18 tuổi. Thời của bác thì sao ạ?…”
Có rất nhiều chủ đề để nói, bạn chỉ cần nắm được điểm này: nếu người lớn tuổi hợp tính cách, quan điểm với bạn, hãy nói về các vấn đề chung của xã hội, sở thích chung của hai người. Nếu bạn còn chưa biết họ tính khí , tư duy ra sao thì hãy hỏi thăm họ là chính. Tránh đưa ra thảo luận vấn đề vì đôi khi đó không phải là điều họ biết/quan tâm nên có thể cuộc nói chuyện sẽ gặp trục trặc.
Đừng e ngại khi phải đến thăm người lớn tuổi: nói chuyện với họ không nhàm chán như bạn tưởng đâu. Hãy tập cho mình sự lễ phép và biết cách quan tâm người khác và rèn luyện nghệ thuật giao tiếp cho mình nhé !

————

12 MẸO TRONG NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Và chính sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.
Có thể, bạn rất khéo trong cách nói chuyện nhưng lại rất khó khi bắt đầu, hoặc kết thúc cuộc nói chuyện? Hãy thử làm theo một số mẹo dưới đây để giúp bạn tự tin hơn nhé!

nghe-thuat-giao-tiep

 

1. Khi bắt đầu một cuộc gặp, cần chuẩn bị một số vấn đề để thảo luận cũng như các câu hỏi có liên quan. Nếu bạn đã từng gặp một người nào từ trước đó, cố gắng nhớ những thông tin về anh ấy, các thói quen, sở thích , tính cách , tư duy hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến cả bạn và anh ta.
2. Đầu tiên hãy nói lời chào. Nếu bạn không chắc họ nhớ tên của mình thì hãy giới thiệu tên của bạn để tránh bị bối rối. Cười và bắt tay đối tác . Bắt tay là nghi thức bạn nên để ý và học trong khi học kinh doanh giao tiếp .
3. Giới thiệu về mình, cố gắng nhớ tên của đối tác và nên sử dụng thường xuyên.
4. Hãy bắt đầu câu chuyện bằng các câu hỏi mở. Ví dụ “Mọi người tham dự có vẻ rất đầy đủ, anh đến đây được bao lâu rồi?” Hoặc bạn cũng có thể hỏi về các chuyến đi, hỏi xem họ có quen biết những vị khách khác không, và quen trong trường hợp nào.

5. Lắng nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến câu chuyện của đối tác. Mắt nhìn đối tác, đừng bao giờ liếc quanh căn phòng trong khi họ đang nói.
6. Bạn nên lắng nghe nhiều hơn nói.

lang-nghe

 

7. Hãy đóng góp ý kiến một cách tích cực. Luôn cập nhật thông tin, sự kiện để câu chuyện thêm phong phú. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: “Bạn nghĩ gì về vấn đề…? “Bạn đã bao giờ nghe…” …Tuy nhiên, cũng cần tránh đưa quá nhiều chủ đề bởi như vậy rất dễ rơi vào tình trạng lan man, nhàm chán.
8. Hãy tiếp cận và liên kết mối quan hệ giữa nhiều người với nhau trong cuộc gặp để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.
9. Nếu một ai đó đưa cho bạn một tấm card, hãy đón nhận như là một món quà. Cầm bằng cả hai tay, và dành một chút thời gian để đọc nó. Khi đã đọc xong, cất tấm card vào trong túi áo hoặc trong ví để khẳng định giá trị của nó .
10. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng. Nó sẽ chỉ rõ bạn là người như thế nào. Do vậy, dù muốn hay không, khi nói chuyện với người khác cũng phải thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin để người khác cảm thấy bạn là người nhiệt tình.

11. Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy quan sát và lắng nghe những phản ứng của đối tác để có những điều chỉnh thích hợp.
12. Khi kết thúc cuộc gặp, hãy chắc rằng bạn rời đi một cách tế nhị. Ví dụ “Xin lỗi, tôi có một chút việc ở đằng kia, hẹn gặp lại anh nhé!”
Nhớ rằng, mục tiêu trong cuộc gặp là để lại ấn tượng tốt với mọi người, tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với đối tác. Vì thế bạn cần phải khéo léo, nhanh nhạy trong mọi tình huốn, nói ngắn gọn và luôn thể hiện sự nhiệt tình.

———–

CÁCH RÈN LUYỆN NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP KHÉO LÉO NƠI CÔNG SỞ

1. Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của chính mình:

Sếp luôn trọng dụng và quý những nhân viên có đầu óc, có suy nghĩ riêng , có tính cách , tư duy tốt . Nếu như bạn là người mà người khác nói gì thì mình nói ấy thì bạn dễ bị mọi người quên mất sự tồn tại của bạn và địa vị của bạn ở trong cơ quan cũng chẳng cao cả gì. Có đầu óc thì dù chức vụ của bạn ở trong cơ quan như thế nào, bạn cũng cần phải biết nói lên tiếng nói của mình, nên dũng cảm nói lên cách suy nghĩ của riêng mình.

giao-tiep-trong-cong-so

 

2. Có gì thì bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện:

Bạn cần sống hòa bình, gần gũi với mọi người trong cơ quan, nói năng phải nhẹ nhàng, nhất là phải có trên dưới rõ ràng, không được nói theo kiểu ra lệnh. Tuy là đôi khi ý kiến của mọi người khác nhau, bạn có ý kiến thì vẫn có thể bảo lưu được, nếu không vi phạm nguyên tắc thì không nhất thiết phải bảo vệ sống còn. Nếu như bạn chỉ thích nói và bắt mọi người nghe thì e rằng đồng nghiệp sẽ dần rời xa bạn.

3. Nói năng cũng phải biết giữ chừng mực, điều quan trọng là phải nói đâu ra đấy:

Thái độ nói năng bất chấp tất cả; ngôn ngữ cơ thể lịch sự; ăn nói hài hước… đó đều thuộc phạm trù nghệ thuật giao tiếp . Tất nhiên, điều quan trọng là bạn phải có lòng tự tin, biết được nghệ thuật nói năng. Như vậy bạn sẽ càng tự tin hơn, ăn nói hấp dẫn hơn.

4. Đừng có khoe khoang mình ở cơ quan:

Nếu bạn là người rất giỏi chuyên môn, nếu bạn được sếp trọng dụng thì những điều này có trở thành vốn khoe khoang của bạn hay không? Dù bạn có giỏi giang đến đâu thì bạn cũng cần phải hết sức cẩn thận khi ở cơ quan , tỏ ra khiêm tốn , nhất là những phạm trù học hỏi liên tục như học marketing , học kinh doanh , chiến lược kinh doanh …

5. Cơ quan là nơi làm việc chứ không phải là chốn để tâm sự:

Có rất nhiều người thích tâm sự ở cơ quan. Dù làm như vậy khiến nhiều người xích lại gần nhau hơn, thân thiện hơn, nhưng kết quả điều tra của các nhà tâm lý cho biết: chỉ có 1% người biết giữ bí mật mà thôi.

——-

NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP VỚI KHÁCH HÀNG TRONG MARKETING

Đừng nên nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ khách hàng và người tiêu dùng. Người tiêu dùng là người bạn sử dụng cho lợi nhuận, còn khách hàng là tài sản.

Khách hàng chính là người quản lý sản phẩm của bạn tốt nhất, là nhà truyền giáo tốt nhất, và có lẽ cũng chỉ có những người trong thế giới này mới cho bạn biết được sự thật về công ty của bạn. Hãy lắng nghe họ. Cách dễ nhất để giúp đỡ khách hàng của bạn tham gia tích cực, tự nguyện, và cách để khách hàng nói với bạn về việc kinh doanh của bạn là hãy nói với họ và đối xử với họ như những đối tác bình đẳng

nghe-thuat-giao-tiep-voi-khach-hang

David Neeleman giám đốc điều hành JetBlue đã thực hiện điều này từ rất sớm mà không cần nói với khách hàng là anh không bao giờ có khả năng xây dựng một hãng hàng không lấy khách hàng làm trung tâm. Kết quả ông là người duy nhất tiếp cận với sự tương tác khách hàng. Neeleman cũng đã chỉ ra rõ sự khác nhau của những tạp chí kinh doanh.
Khi ông bay, ông cũng bay giống như những người khác, được huấn luyện. Và, ông thậm chí lái máy bay chở họ đến sân bay. Và sau đó, ông ấy chờ trên đường – giống như bạn và tôi. Ông, hầu như chỉ là một khách hàng khác nữa – ít nhất là đến khi máy bay bay vào bầu trời.

Sau đó, ông đi bộ lên xuống các hành lang, trò chuyện với khách hàng, lắng nghe những gì họ nói , tiếp thu ý kiến và cùng trò chuyện bằng nghệ thuật giao tiếp của ông .Tìm hiểu tính cách , tư duy và mục tiêu của họ sau mỗi chuyến bay .

Cuối mỗi ngày, mọi công ty dù sống chết cũng phải phục vụ khách hàng tốt nhất, vận chuyển tốt nhất, và tác động đến khách hàng tốt nhất. Mọi kinh nghiệm của khách hàng đều đặt ở cán cân tổng thể của sự”thành công” hay “thất bại”.
Neeleman đang làm mọi thứ mà ông có thể làm, không chỉ giảm số lượng những gì chống lại JetBlue, mà còn tạo ra một môi trường tiềm năng mà ông lãnh đạovà quản trị kinh doanh chẳng hạn như – trình bày với nhân viên yêu cầu mà khách hàng quan tâm.

————-

NGUYÊN TẮC TRONG LÀM VIỆC NHÓM

Các công ty lớn, đặc biệt là những tập đoàn đa quốc gia, thường thành lập những nhóm làm việc ảo – những nhóm bao gồm những thành viên ở cách xa nhau về mặt địa lý – để thực hiện một dự án nào đó. Theo cách này, họ có thể có được những nhân viên tốt nhất cho dự án. Tuy nhiên, để một nhóm làm việc ảo hoạt động một cách có hiệu quả không phải là một công việc dễ dàng.

nguyen-tac-trong-lam-viec-nhom

Các công ty lớn, đặc biệt là những tập đoàn đa quốc gia, thường thành lập những nhóm làm việc ảo – những nhóm bao gồm những thành viên ở cách xa nhau về mặt địa lý – để thực hiện một dự án nào đó. Theo cách này, họ có thể có được những nhân viên tốt nhất cho dự án. Tuy nhiên, để một nhóm làm việc ảo hoạt động một cách có hiệu quả không phải là một công việc dễ dàng.

Công nghệ truyền thông được cải tiến không ngừng giúp cho việc thông tin liên lạc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Về mặt kỹ thuật, việc phối hợp với những người đồng sự ở xa hoặc tổ chức những buổi họp với nhiều người ở rải rác khắp nơi trên thế giới không còn là một thách thức nữa.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều rào cản khiến cho hoạt động của các nhóm này không đạt được hiệu quả cao như các công ty mong đợi. Múi giờ khác nhau khiến cho việc trao đổi nhanh những thông tin cần thiết gặp nhiều khó khăn, và sự khác biệt về văn hóa có thể gây nên những sự hiểu lầm, đôi khi là nghiêm trọng, giữa các thành viên trong nhóm. Người ta nhận thấy ở những nhóm mà các thành viên không gặp mặt nhau trực tiếp thì khó có thể phát triển một chất xúc tác thường thấy ở những nhóm có các thành viên thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với nhau. Chất xúc tác này là mối quan hệ giữa con người với con người, là yếu tố quan trọng tạo nên năng suất của nhóm.

Một cuộc khảo sát gần đây tại một số công ty đa quốc gia về các nhóm làm việc ảo có quy mô từ bốn người đến gần 200 người cho thấy nhiều nhóm gặp phải những khó khăn từ những rào cản nói trên. Trong khi đó, các công ty ngày càng muốn giảm chi phí cho những cuộc họp trực tiếp, và nhân viên cũng không muốn di chuyển xa để dự họp thường xuyên vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống cá nhân của họ. Vì vậy, việc tìm ra một cách nào đó giúp cho các nhóm làm việc ảo hoạt động tốt hơn là một trong những vấn đề trọng yếu của các công ty.

Cuộc khảo sát nghiên cứu kỹ các nhóm làm việc ảo có năng suất cao tại các công ty lớn như British Petroleum (BP), Nokia và Ogilvy & Mather. Ngoài ra, một nhóm nghiên cứu của Trường Kinh doanh Luân Đôn cũng tiến hành thăm dò hơn 1.500 thành viên của 55 nhóm làm việc ảo tại 15 công ty đa quốc gia ở Mỹ và châu Âu.

Dựa trên những kết quả có được, nhóm khảo sát đã đưa ra mười quy tắc vàng giúp cho các nhóm làm việc ảo nâng cao năng suất.

Đầu tư vào một nguồn trực tuyến để các thành viên trong nhóm có thể nhanh chóng tìm hiểu về nhau.

Vì ở xa nhau nên các thành viên trong nhóm thường gặp một trong những thách thức lớn nhất là họ không thể tìm hiểu về nhau một cách dễ dàng, cũng như khó biết rõ công việc của từng người trong một dự án. Những công cụ trực tuyến có thể giúp giải quyết vấn đề này. Những công cụ này hoạt động giống như các trang web mạng xã hội giúp các học sinh, sinh viên biết về các thành viên khác trong cộng đồng của họ. Cuộc khảo sát cho thấy công cụ đó thường không được dùng phổ biến trong các nhóm làm việc ảo dù chúng rất hữu dụng trong việc thông tin liên lạc giữa họ với nhau.

David Ogilvy, người sáng lập công ty quảng cáo Ogilvy & Mather có trụ sở ở New York, Mỹ, đã rất chú trọng đến việc chia sẻ kiến thức trong công ty. Cách nay hơn một thập niên, ông ta đã xây dựng một mạng nội bộ gọi là Truffles, lấy tên một loại nấm đắt tiền. Là người sành ăn, Ogilvy đánh giá cao hương vị của loại nấm này, và ông tin rằng mọi người phải “săn lùng” kiến thức với tất cả năng lực và sự nhiệt tình giống như con heo miệt mài ủi đất để tìm loại nấm này trong rừng.

Truffles cho phép mọi nhân viên truy cập vào những dự án dùng chung và cơ sở dữ liệu tri thức của công ty. Nó tạo ra một diễn đàn cho hàng trăm cộng đồng trong công ty với những mối quan tâm khác nhau, ở đó họ có thể chia sẻ những ý tưởng, tâm tư và nguyện vọng. Truffles cũng có một thư mục liệt kê chi tiết các thông tin về tất cả các nhân viên của công ty. Thư mục này được cập nhật thường xuyên, mỗi nhân viên có thể đưa vào đó những lĩnh vực công việc mà họ ưa thích.

Những hệ thống như thế giúp cho các thành viên trong nhóm có thể nhanh chóng quen biết nhau. Ví dụ, khi một khách hàng lớn của Ogilvy & Mather muốn tung ra một chiến dịch quảng cáo cùng một lúc tại tất cả những thị trường của họ trên thế giới, một nhóm làm việc ảo có thể bắt đầu làm việc với nhau một cách có hiệu quả chỉ trong vài ngày.

Chọn một vài thành viên đã quen biết để thành lập nhóm.

Các nhóm làm việc ảo sẽ có nhiều khả năng sáng tạo và nâng cao năng suất hơn nếu có một số thành viên đã từng quen biết nhau. Những mối quan hệ này đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng nhanh chóng những mối liên lạc trong cả nhóm.
Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý : nếu đa số thành viên trong nhóm đều đã quen biết nhau thì hoạt động của nhóm có thể trở nên tẻ nhạt. Người ta nhận thấy những hiểu biết sâu sắc của các nhóm đồng sự mới thường làm này sinh những ý tưởng cách tân.

Bảo đảm trong nhóm có tối thiểu 15% là “người bắc cầu”

“Người bắc cầu” (boundary spanner) là những người có mối liên hệ với nhiều người hữu ích khác ở ngoài nhóm nhờ tính cách, kỹ năng hay quá trình làm việc của họ. Họ sẽ là những người tạo nên sợi dây liên lạc giữa các thành viên trong nhóm với những người bên ngoài, giúp mở rộng biên giới của nhóm.

Song nếu nhóm có quá nhiều “người bắc cầu”, có thể sẽ mất tính đồng nhất và mục tiêu chung.
Phát triển đội ngũ “người bắc cầu” trong các hoạt động của công ty.

Vai trò kết nối của “người bắc cầu” rất quan trọng trong việc lôi kéo những nhóm làm việc ảo riêng rẽ nhích lại gần nhau. Do vậy, công ty phải luôn phát triển đội ngũ này.

Ở hãng điện thoại Nokia chẳng hạn, những người mới vào thường được giới thiệu với ít nhất mười người ở trong và ngoài bộ phận làm việc của họ. Nokia cũng có mối liên hệ mật thiết với các khoa của hơn 100 trường đại học để cùng tổ chức những cuộc hội nghị khoa học, chia sẻ sáng kiến nghiên cứu và hỗ trợ công việc của nghiên cứu sinh.

Chia công việc của nhóm thành những phần nhỏ để tiến trình thực hiện của một phần này không bị lệ thuộc quá nhiều vào tiến trình của một phần khác.

Phối hợp công việc của các thành viên ở những múi giờ khác nhau là một vấn đề nan giải. Nhiều nhóm làm việc mà chúng tôi nghiên cứu đã vấp phải khá nhiều điều bực mình khi một bộ phận này phải chờ đợi một bộ phận khác hoàn tất phần việc của họ.

Bất kỳ khi nào có thể được, chúng ta phải phân bổ công việc cho các thành viên trong nhóm ở những vùng địa lý khác nhau một cách hợp lý sao cho họ có thể phát triển phần việc của họ và kết nối kết quả với các phần việc của người khác càng nhanh càng tốt.

Tạo một trang web để các thành viên có thể hợp tác, trao đổi ý tưởng và khích lệ lẫn nhau.

Những nhóm làm việc ảo mạnh thường có chung một không gian làm việc trực tuyến và tất cả các thành viên có thể truy cập bất kỳ lúc nào. Việc này bảo đảm cho những thành viên đôi lúc phải làm việc tương đối độc lập vẫn có thể theo sát được tiến trình công việc và hiểu rõ ý tưởng của các thành viên khác.

Trong hệ thống Truffles của Ogilvy có những khu vực dành riêng cho từng dự án, trong đó các nhóm có thể chia sẻ kế hoạch của họ, sửa đổi một phần công việc làm chung, và trao đổi ý tưởng một cách thân mật. Điều này bảo đảm rằng bất kỳ lúc nào, mọi người đều có thể nhanh chóng biết được công việc của họ đi đến đâu, và nó phù hợp như thế nào với công việc của người khác.

Khuyến khích việc thông tin liên lạc thường xuyên. Tuy nhiên, đừng buộc mọi người phải gặp mặt nhau.
Thành viên của các nhóm làm việc ảo thành công thường xuyên liên lạc với nhau. Điều thú vị là phương thức liên lạc lại không được xem là yếu tố quan trọng. Ví dụ như ở hãng Nokia, công cụ liên lạc được nhiều người ưa thích là tin nhắn, trong khi ở các công ty khác nhiều người lại thích dùng thư điện tử hoặc thư thoại hơn. Điều quan trọng là việc liên lạc phải nhanh và thường xuyên.

Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các nhóm cũng chọn vài thời điểm thích hợp để tất cả mọi người gặp gỡ nhau. Chúng tôi khám phá ra rằng thời điểm tổ chức những sự kiện như thế có thể có nhiều tác động lớn đến sự thành công của nhóm.
Ví dụ khi một nhóm mới được thành lập, việc tạo một không khí làm việc hấp dẫn với một mục tiêu rõ ràng thì hữu ích hơn là ra sức tổ chức một buổi gặp mặt. Nhưng khi nhóm đã phát triển tốt, một cuộc gặp mặt thân mật có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và thiện chí của mỗi thành viên.

Chỉ phân bổ những công việc thú vị và có nhiều thử thách.
Vì công việc của các nhóm làm việc ảo thường ít bị giám sát nên chúng phải có nhiều thử thách và lôi cuốn để thu hút sự tập trung của các thành viên.

Cuộc khảo sát cho thấy một trong những lý do chủ yếu khiến các nhóm làm việc ảo thất bại là các thành viên không thấy hứng thú trong công việc. Từ đó, họ ngày càng ít tham gia vào những cuộc hội thoại hay đưa những ý tưởng lên các diễn đàn. Không phải các thành viên không thích nhau. Đơn giản chỉ là vì môi trường làm việc tẻ nhạt, thiếu tính năng động.

Bảo đảm nhiệm vụ đặt ra là có ý nghĩa đối với nhóm và công ty
Nhiệm vụ của nhóm phải phù hợp với giá trị của từng thành viên, cả về cá nhân lẫn về nghiệp vụ chuyên môn. Đồng thời, nó cũng phải có ý nghĩa đối với công ty.

Chúng tôi nhận thấy rằng các nhóm thực sự hoạt động sôi nổi khi họ bị kích thích bởi một câu hỏi hay một nhiệm vụ thú vị và hấp dẫn đến nỗi mọi người trong công ty đều bị lôi cuốn. Ví dụ như, cựu giám đốc điều hành John Browne của BP cách nay hơn một thập niên đã hỏi mọi người trong công ty rằng làm thế nào để BP trở thành một công ty luôn có sức mạnh. Nhiều nhóm đã hăng hái tìm câu trả lời. Một trong số họ đã nghiên cứu cách sản xuất điện năng từ những nguồn tài nguyên bền vững như năng lượng mặt trời và sức gió. Chính nghị lực và sự tập trung cao độ của nhóm này đã khiến BP hướng đến việc nghiên cứu một nguồn năng lượng bền vững từ rất sớm.

Tầm quan trọng của một công việc có ý nghĩa và có những viễn cảnh thú vị đã được thể hiện rõ nhất trong hai nhóm làm việc ảo : sự hợp tác tạo ra bộ từ điển trực tuyến Wikipedia, và những người sáng tạo ra hệ điều hành mã nguồn mở Linux. Sự thành công của cả hai nhóm này là nhờ các thành viên – những người đã đóng góp công sức cho dự án – đã truyền cảm hứng cho nhau tạo nên sự tận tụy cho một dự án đầy ý nghĩa.

Khi xây dựng một nhóm làm việc ảo, hãy thu hút càng nhiều người tình nguyện càng tốt.

Khi Wikipedia và Linux xuất hiện, hai nhóm này đã phát triển nhanh khi nhiều người có những kỹ năng giỏi tình nguyện tham gia.

Hãng Nokia cũng nhận thấy mối liên kết giữa sự thành công với sự mở rộng cửa đón nhận những người tình nguyện của một nhóm làm việc ảo. Rất nhiều nhóm của hãng được thành lập từ những người tình nguyện để giải quyết những thách thức mang tính chiến lược trong tương lai.

————-

9 KỸ NĂNG MỀM ĐỂ THÀNH CÔNG

Bạn có những lá thư giới thiệu ấn tượng; bạn có kinh nghiệm nghề nghiệp phong phú, những văn bằng chứng chỉ giá trị cùng những mối quan hệ tốt. Nhưng bạn có tin không, chừng đó chưa đủ để bạn vươn lên đỉnh cao sự nghiệp. Bạn còn cần có những kĩ năng “mềm”.

Thế nào là những kỹ năng “mềm”?

Soft skills background concept glowing

 

Kỹ năng “mềm” là những kỹ năng thuộc về con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt. Ngược lại là những kỹ năng “cứng” thường xuất hiện trên CV của bạn, bao gồm học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao tiếp khéo léo? Bạn giải quyết các vấn đề hiệu quả? Đây chính là các dạng câu hỏi được đặt ra nhằm khám phá các kỹ năng “mềm” của bạn.

Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến chúng?

Nhà tuyển dụng coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả.

Các dạng kỹ năng “mềm”

Thái độ lạc quan: Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên “hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa, hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa”. Tại công sở, cái nhìn lạc quan dẫn đến hành động và thái độ lạc quan, từ đó cho kết quả khả quan.

Biết làm việc theo nhóm: Nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt theo nhóm. Việc này không chỉ mang tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi cần.

Giao tiếp hiệu quả: Giao tiếp tốt là kỹ năng rất cần thiết đối với hiệu quả công việc của một người. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.

– Nhìn thẳng vào mắt người đối diện

– Đừng tỏ ra bồn chồn

– Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ như khoanh tay trước ngực

– Không nói chuyện lan man, hãy tập trung vào một vấn đề

– Phát âm chính xác

– Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường

Tự tin: Khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, tự tin chính là chìa khóa. Trong khi khiêm nhường vì nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém.

Luyện kỹ năng sáng tạo:Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình: Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng gây ấn tượng nhất đối với nhà tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cầu thị của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém.

Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác: Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không. Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại.

Đa năng và biết ưu tiên công việc: Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng.

Biết nhìn nhận toàn diện: Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.

Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn

Trong khi khám phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, bạn không nên bỏ qua những kỹ năng “cứng”. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp khéo léo cả hai kỹ năng này.

————

CÁCH TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI KHÓ

Trong quá trình làm việc, bạn có thể được yêu cầu thực hiện những buổi thuyết trình trước các đồng nghiệp của mình. Bản thân việc trình bày trước những bạn đồng nghiệp đã là một nhiệm vụ khó khăn. Nó sẽ càng trở nên khó khăn hơn khi mục hỏi-đáp được yêu cầu cho bài thuyết trình của bạn.

cach-tra-loi-nhanh-nhung-cau-hoi-kho

Mục hỏi-đáp là một cách hay để kiểm tra lại những thông điệp và củng cố những điểm mấu chốt bạn muốn người nghe tiếp nhận được. Việc giữ được sự bình tĩnh và tích cực trong suốt buổi thuyết trình đóng một vai trò rất quan trọng. Sau đây là những điều bạn nên chuẩn bị cho buổi thuyết trình tiếp theo của mình:

● Hãy biểu lộ sự quan tâm chân thành – khi một người đặt câu hỏi cho bạn, hãy bày tỏ sự quan tâm và thiện chí muốn hiểu rõ câu hỏi bằng cách lắng nghe và hỏi lại. Nếu một người nào đó đặt câu hỏi cho bạn với một thái độ tiêu cực, việc thể hiện sự quan tâm có thể giúp hạn chế bớt sự tiêu cực.

● Câu giờ – khi gặp những câu hỏi khó, đa số mọi người không thể trả lời ngay được. Hãy câu giờ bằng cách lặp lại câu hỏi theo cách hiểu của mình. Bạn cũng có thể hỏi lại để chắc rằng mình hiểu đúng câu hỏi. Những kỹ thuật này cho phép bạn sắp xếp ý nghĩ của mình một cách nhanh chóng, cũng như đảm bảo rằng bạn sẽ trả lời đúng câu hỏi.

● Thể hiện sự bất đồng một cách khôn khéo – thừa nhận quan điểm của người đặt câu hỏi bằng cách nhắc lại câu hỏi, và bày tỏ sự tôn trọng bằng lối nói tránh đi để giới thiệu những điều bạn cho là tốt nhất. Một ví dụ cho lối nói tránh này là: bạn hãy trả lời rằng “Tôi đã nghe những gì bạn trình bày” (dừng lại đôi phút), sau đó hãy nói, “Chúng ta thử hiểu theo cách này xem”. Hãy nhớ đưa ra những dẫn chứng để củng cố cho quan điểm của bạn.

● Đề nghị một cuộc gặp riêng – một buổi gặp mặt riêng với nhau có thể giúp làm hạn chế bớt sự căng thẳng khi nói chuyện trước đám đông các bạn đồng nghiệp. Một buổi gặp mặt trực tiếp sẽ hiệu quả hơn vì bạn nhận được ngay những phản hồi và có thêm thời gian để thảo luận những ý tưởng với tâm lý thoải mái hơn.

—————

NỤ CƯỜI – MỞ RA SỰ THÀNH CÔNG

Mỉm cười là một biểu hiện văn minh, cũng là thể hiện sức mạnh hoặc truyền đạt thông tin. Ai giữ được nụ cười trên môi, chứng tỏ trong lòng họ còn có niềm tin và hy vọng vào cuộc sống. Chẳng ai muốn quan hệ với một người khi nào cũng có bộ mặt lạnh lùng hoặc cau có.

Trong cuộc sống đời thường, bạn nên cố gắng giữ nụ cười trên môi. Muốn vậy bạn phải thật sự tận tụy với công việc, không sống giả tạo, hời hợt, có như vậy nụ cười của bạn mới phát huy được hết giá trị của nó. Tất cả những người có duyên không ai giống ai nhưng họ có một nét chung nhất đó là tươi cười.

nu-cuoi-thanh-cong

Một nụ cười như bông hoa trên miệng làm bừng sáng cả gương mặt, làm người xung quanh cũng cảm thấy dễ mến, dễ gần. Một nụ cười chẳng hao tốn gì mà giá trị nó đem lại thật là vô giá. Nụ cười có khi chỉ nở trong khoảnh khắc nhưng làm ta nhớ mãi suốt đời. Nụ cười thật đơn giản nhưng không thể mua, không thể xin hay vay mượn được.

Nếu bạn tiết kiệm nụ cười? Nó sẽ chẳng mang lại lợi ích gì. Nhưng nếu bạn sử dụng đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng, nó sẽ trở thành vô giá! Vậy mà có những người mang trên mình những bộ quần áo đắt tiền, trang điểm rất công phu nhưng lại phủ lên mình một vẻ mặt lạnh lùng, cau có? Gíá như họ biết được rằng với người khác, nụ cười còn giá trị hơn tất cả những gì họ khoác trên mình!

Hãy cười khi gặp nhau, khi tạm biệt, xin lỗi, cám ơn và cả khi ai đó xung quanh bạn đang mệt mỏi vì cuộc sống, đang cần được bạn chia sẻ, thì nụ cười của bạn sẽ mang lại sức mạnh và niềm tin cho người đó đấy!

Mỉm cười nhiều khi cũng dùng để truyền đạt thông tin, có thể thay cho lời chào, đôi khi được dùng trong trường hợp từ chối khéo một lời đề nghị nào đó. Một khi trong lòng bạn không muốn từ chối bằng lời nói, bạn hãy mỉm cười thay vì nói không! Như vậy sẽ không làm người khác mếch lòng.

Tuy vậy vô duyên do nụ cười gây ra cũng không phải ít đâu nhé! Vậy khi nào nụ cười trở thành vô duyên? Nếu bạn cười mà mọi người cùng vui vẻ hưởng ứng cười theo, ấy là có duyên, Còn nếu bạn cất tiếng cười trong một bầu không khí không đáng cười thì bạn sẽ trở thành vô duyên rồi đấy!

Việc hào phóng nụ cười có mâu thuẫn với câu tục ngữ: ”Vô duyên chưa nói đã cười” không? Không mâu thuẫn đâu, vì: ”chưa nói“ tức là chưa ai biết bạn sẽ đưa ra ”thông báo” gì mà bạn đã cười thì thật không nên đâu bạn nhé!

Cuối cùng bạn nên lưu ý: Nụ cười đẹp không phải là nụ cười để lộ những nhược điểm về mặt thẩm mỹ: tiếng cười quá lớn, cười hở lợi…

Hãy chọn cho mình một nụ cười phù hợp với gương mặt để hạn chế thấp nhất những nhược điểm do nụ cười gây ra, bạn nhé! Bởi vì nụ cười là chìa khóa mở cửa môi trường giao tiếp của bạn đấy!

———–

NHỮNG KỸ NĂNG GIÚP BẠN THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC

Là chủ đề chính của buổi tư vấn trực tuyến do TNO và Vietnamworks.com phối hợp thực hiện lúc 14h trưa nay (28/6). Đã có hàng ngàn câu hỏi, tâm sự của bạn đọc gửi về cho các chuyên viên trong buổi tư vấn này để tìm sự chia sẻ cũng như các lời khuyên cần thiết cho quá trình phát triển nghề nghiệp của mình từ các chuyên viên tư vấn. Dưới đây là toàn bộ nội dung buổi tư vấn:
Tham gia buổi tư vấn có anh Võ Hoàng Nguyên – Phó Giám đốc, Bộ phận Hợp tác Đào tạo, Trường Đào tạo Việt Mỹ; anh Lê Qúi Đôn – Giám đốc Nhân sự và chị Nguyễn Linh Lan – Trưởng Phòng Tuyển dụng AIA (Bảo hiểm Nhân thọ) và AIG (Bảo hiểm Phi Nhân thọ) Việt Nam; chị Từ Lệ Kim Dung – Trưởng Phòng, Bộ phận Đào tạo, Công ty Navigos Group.

ky-nang-cong-viec

* Cách sắp xếp công việc (đang bị quá tải), một cách khoa học & chuyên nghiệp hơn có thể dùng những phương pháp hay công cụ gì? (Bao Thuy, 32 tuổi, Nam, Q.1, Chuyên viên )

– Chị Từ Lệ Kim Dung – Trưởng Bộ phận Đào tạo, Công ty Navigos Group: Trước tiên nên đặt mục tiêu cho từng công việc, sau đó sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên và thời gian thực hiện thích hợp. Để hoàn thành các mục tiêu đó, nên tự rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho công việc đó, ví dụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lên kế hoạch và tổ chức công việc. Ngoài ra cần có sự điều phối và phối hợp tốt với các bộ phận liên quan cũng như các nguồn lực cần thiết.
* Mặc dù mọi người xung quanh đều công nhận tôi có năng lực và giải quyết công việc hiệu quả, nhưng riêng bản thân thì tôi thấy công việc mình quá tải, căng thẳng và cố sức rất nhiều đến nỗi bị stress trong công việc, vui lòng chỉ cho tôi cách thoát ra. (Bao Thuy, 32 tuổi, Nam, Q.1, Chuyên viên)
– Anh Lê Quí Đôn – Giám đốc Nhân sự AIA và AIG: Vì bạn được đánh giá là có năng lực cao, nên sẽ được cấp trên tin tưởng và giao nhiều công việc. Về phía bạn: hoặc là sẽ sắp xếp lại công việc theo thứ tự ưu tiên; trong trường hợp mà công việc quá nhiều thì bạn trao đổi, thống nhất với cấp trên về thứ tự ưu tiên và thời gian hoàn thành của từng công việc, nhưng vẫn đảm bảo tiến độ hợp lý.
* Tôi có bằng Cử nhân tiếng Anh, thường xuyên dùng tiếng Anh trong công việc và đi nước ngoài cũng như thuyết trình bằng tiếng Anh ở các cuộc họp toàn người nước ngoài, nhưng vẫn gặp khó khăn về phản xạ trong tình huống phải tranh luận, bác bỏ ý kiến hay thuyết phục người khác… Và đôi khi tôi không tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài ở cấp bậc cao. Tôi có thể cải thiện bằng cách nào? (Bao Thuy, 32 tuổi, Nam, Q.1, Chuyên viên)
– Anh Võ Hoàng Nguyên – Phó giám đốc trường đào tạo Việt Mỹ: Một vấn đề chung của người Việt Nam là thường “sợ nói sai” khi giao tiếp với người nước ngoài. Do đó, trước khi thực hiện công việc này, các bạn hãy tự tin và chuẩn bị trước một số vốn từ liên quan đến cuộc họp hay nội dung giao tiếp để có thể thực hiện nói trôi chảy.
* Xin tư vấn cho tôi làm cách nào để diễn đạt một cách suông sẻ trước đám đông. Tôi thường bị nóng bừng mặt và lời nói ngắt quã̉ng khi phát biểu trước đám đông mặc dù trước khi phát biểu rất tự tin và chẩn bị kỹ lưỡng những gì cần nói. (Hung Nguyen, 30 tuổi, Nam, 312 Phan Van Tri Go Vap , CBCNV)
– Chị Nguyễn Linh Lan – Trưởng Phòng Tuyển dụng AIA: Thông thường trước khi nói trước đám đông bạn cần phải chuẩn bị những thông tin thật kỹ lưỡng về đề tài mình cần nói, tìm hiểu xem thành phần cử tọa sẽ nghe mình là ai và chuẩn bị trước cho những câu hỏi hoặc thắc mắc mà cử tọa có thể hỏi. Ngoài ra, kỹ năng thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng cần phải tập luyện thường xuyên. Cho dù bạn chuẩn bị kỹ đến đâu thì những lần đầu tiên bạn sẽ vẫn cảm thấy hồi hộp, thiếu tự tin, nhưng nếu bạn thực hành kỹ năng thuyết trình nhiều lần bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn.
* Người tìm việc có nhiệt tình, yêu thích công việc nhưng khả năng ngoại ngữ còn yếu thì có được nhà tuyển dụng quan tâm không? Nhà tuyển dụng đánh giá cao yếu tố nào của người tìm việc? (Trần Thị Thanh Tuyền, 24 tuổi, Nữ, 102/51 Cống Quỳnh P.Phạm Ngũ Lão Q1, Kỹ sư nuôi trồng thủy sản)
– Anh Võ Hoàng Nguyên – Phó giám đốc trường đào tạo Việt Mỹ: Mục tiêu hàng đầu của nhà tuyển dụng là phải thực sự yêu thích công việc, ưu tiên hàng đầu là trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, đối với các công ty nước ngoài, trình độ ngoại ngữ là hết sức cần thiết bởi môi trường làm việc luôn đòi hỏi sử dụng ngoại ngữ. Nếu trình độ ngoại ngữ của bạn còn yếu, thứ nhất, bạn có thể đến các trung tâm để nâng cao trình độ của mình. Thứ hai, bạn có thể thẳng thắn trình bày “điểm yếu” này với công ty, đồng thời nêu quyết tâm sẽ khắc phục điểm yếu trên khi trình bày cho các “sếp” việc mình đang đi học tại các trung tâm hay học hỏi từ các đồng nghiệp của mình.
* Quản lý nhân sự giỏi cần có kỹ năng cơ bản và kỹ năng đặc biệt nào? (Hà Linh, 35 tuổi, Nữ, Long Thạnh Mỹ Quận 9, Luật sư)
– Anh Lê Qúi Đôn – Giám đốc Nhân sự AIA và AIG: Công tác nhân sự xoay quanh yếu tố con người, do đó bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng làm việc với con người, với tập thể. Một giám đốc nhân sự giỏi phải am tường các nghiệp vụ chuyên môn về nhân sự như: tuyển dụng, lương bổng, phúc lợi, quan hệ lao động, đào tạo phát triển con người, quản lý hiệu quả công việc, cơ cấu tổ chức, định biên nhân sự. Kiến thức về luật lao động và những văn bản dưới luật cũng rất quan trọng và cần thiết. Cuối cùng, vai trò của một giám đốc nhân sự trong một doanh nghiệp là sử dụng nguồn nhân lực một cách tối ưu nhất để phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời còn phải là người dung hòa các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.
* Là một nhân viên luôn trung thành hướng đến những ý tưởng mới mẻ trong công việc và hoàn thiện bản thân. Nhưng đôi lúc vẫn còn rụt rè và chưa thật mạnh dạng phát biểu. Xin các chuyên gia có thể tư vấn cho em một số kinh nghiệm thực tiễn và quý báu để cho em có thể hoàn thiện hơn nữa những thiếu sót của minh. Em xin chân thành cảm ơn! (Phạm Hữu Dũng, 29 tuổi, Nam, K86A/10 Nguyễn Du TP Đà nẵng, Kế toán)
– Chị Từ Lệ Kim Dung – Trưởng Bộ phận Đào tạo, Công ty Navigos Group: Như trên từng nói, sự mạnh dạn, đức tính tự tin đòi hỏi phải có một quá trình tự rèn luyện. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến một số khóa học trang bị nhưng kỹ năng cá nhân như kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thương lượng, kỹ năng xây dựng sự tự tin trong các mối quan hệ… Trên trang web của chúng tôi tại địa chỉ www.navigosgroup.com bạn có thể tìm thấy thông tin về những khóa học này.
* Tôi vừa mới Tốt nghiệp ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội, khoa tiếng Anh được nửa tháng,và đang làm dịch thuật tại công ty SH Trí tuệ. Nhưng tôi không quen sử dụng vốn từ ngữ chuyên ngành về luật SHTT, xin hỏi ban tư vấn là làm thế nào tôi mới có thể tiến bộ nhanh trong công việc của mình? Và mỗi lần tôi dịch xong một văn bản thì sếp của tôi lại phải xem và chỉnh sửa lại. Tôi phải nói như thế nào với sếp mỗi lần như vậy? (Nguyễn Thị Nhàn, 24 tuổi, Nữ, Vĩnh Phúc, dịch thuật)
– Anh Võ Hoàng Nguyên – Phó giám đốc trường đào tạo Việt Mỹ: Về công việc dịch thuật các văn bản tiếng nước ngoài, bên cạnh vốn từ vựng cần thiết, nó còn đòi hỏi người làm công việc này phải có một kiến thức sâu rộng về lãnh vực mà mình làm công tác phiên dịch. Trong trường hợp này, một từ điển chuyên ngành là hết sức cần thiết cho công việc của bạn. Ngoài ra, khi được chỉnh sửa văn bản dịch thuật của mình, bạn cần học hỏi và “nhờ” sếp của mình chỉ ra những cái sai, cái chưa đúng và giải thích cụ thể cho bạn vì sao phải dịch thế này mà không phải là thế kia.
* Kinh gui den anh Vo Hoang Nguyen, hung moi lam chuc truong phong kinh doanh cho 1 cty singapore, cai kho khan cua em bay gio la lam the nao de dua san pham ra thi truong, ma san pham nay o Viet Nam thi con qua moi doi voi nguoi tieu dung. Hien gio thi em chi cho ky gui o ngoai thoi, nhung ky gui roi thi cung khong co hieu qua may, khong biet la anh co cach nao de giup em nhung van de nay khong? (HONG VI HUNG, 26 tuổi, Nam, 22 LO 17 HUNG PHU P10 Q8, TRUONG PHONG KINH DOANH)
– Anh Võ Hoàng Nguyên – Phó giám đốc trường đào tạo Việt Mỹ: Cái thiếu xót của bạn trong việc đưa sản phẩm ra ngoài là đã không chịu nghiên cứu thị trường. Hiện nay, phương châm “bán cái gì mình có” đã thực sự không còn tồn tại, thay vào đó là phương châm: “Bán những gì họ cần”. Do vậy, trước khi tung mặt hàng ra thị trường, bạn nên có một nghiên cứu về nó xem người tiêu dùng có cần sản phẩm của bạn hay không? Với trường hợp của bạn, cần thiết phải làm một cuộc nghiên cứu thị trường để xác định rõ đối tượng khách hàng cần đến sản phẩm của bạn. Sau đó, bạn có thể thực hiện việc tiếp thị trực tiếp đến từng đối tượng khách hàng tiềm năng. Một điểm lưu ý cho bạn khi làm công việc này là cần phải có đầy đủ thông tin về khách hàng như: tên tuổi, địa chỉ… chứ không nên gửi thư ngỏ một cách đại trà.
* Tôi làm việc rất nhiều và chăm chỉ nhưng không muốn phô trương những công việc của mình nên sếp không đề cao về khả năng công tác của tôi, trái lại một số đồng nghiệp khác luôn thích khoa trương thì được sếp ưu ái và đề cao vậy tôi phải làm thế nào để thay đổi cách nhìn nhận của sếp? (Nguyễn Thị Ngọc Hoa, 35 tuổi, Nữ, 325 PhanĐình Phùng – Đà Nẵng, Kế toán trưởng)
– Anh Võ Hoàng Nguyên – Phó giám đốc trường đào tạo Việt Mỹ: Trong trường hợp này, có rất nhiều người đã từng nghĩ rằng: “Mình đã làm tốt mà không được ưu ái trong khi những người khác lại được trọng dụng hơn”. Tuy nhiên, trước khi bạn nghĩ như vậy nên cần hỏi lại mình là đã: “Làm công việc đó tốt chưa”. Đối với một nhà quản lý, cái họ cần là: hiệu quả công việc chứ không phải là thời gian và khối lượng công việc. Do vậy, bạn cần xem xét, đánh giá lại toàn bộ quá trình công việc cũng như hiệu quả mà mình đạt được.
* Mình đã có một công việc như mình mong muốn.Nhưng trưởng nhóm của minh rất ít nói mình cảm thấy rất khó tiếp xúc và khó hòa đồng. Mỗi khi mình muốn hỏi điều gì đó về công việc mình rất ngại nên mình cảm thấy không được thoải mái.Vậy mình nên làm như thế nào? (Lê Thị Thuý Hằng, 24 tuổi, Nữ, Yên Hoà – Cầu Giấy, Kiểm toán)
– Chị Võ Thị Mai Trang – Chuyên viên Tư Vấn Nghề nghiệp VietnamWorks: Tại sao bạn không bắt đầu bằng việc sử dụng email nội bộ để trình bày những vấn đề bạn còn chưa rõ và kết thúc với đề nghị được trò chuyện trực tiếp. Đa số những người phụ trách hay quản lý đều muốn giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhân viên của họ làm việc tốt nhất, nên chắc chắn họ sẽ vui lòng chỉ bảo thêm cho bạn. Bạn cũng có thể mời trưởng nhóm đi ăn trưa hoặc uống cà phê, gặp nhau trong môi trường ngoài công sở cũng có thể tạo cảm giác thoải mái, thân thiện và cởi mở hơn.
* Em đang học ngành kỹ thuật nhưng em rất thích kinh doanh. Vậy xin hỏi anh là với một người “ngoại đạo” như vậy thì phải chuẩn bị những kỹ năng như thế nào? (lam, 20 tuổi, Nam, đhts nha trang, sinh viên)
– Anh Võ Hoàng Nguyên – Phó giám đốc trường đào tạo Việt Mỹ: Khi muốn làm một công việc nào đó, điều quan trọng là bạn phải thực sự yêu thích nó và có quyết tâm theo đuổi đến cùng. Tuy nhiên, đối với công việc kinh doanh, không chỉ có “thích” là đủ. Đây là một công việc đòi hỏi rất nhiều kiến thức và các kỹ năng quản lý. Nó có thể quyết định đến tương lai hoặc cả một sự nghiệp của chính bạn. Nếu bạn thực sự yêu thích kinh doanh thì bạn bắt buộc phải học qua một khóa về kinh doanh và phải thực sự kỹ lưỡng trước khi đưa một sản phẩm của mình ra thị trường. Kỹ năng nghiên cứu và nắm bắt thị trường là một yếu tố quyết định trong công việc kinh doanh.
* Hien nay, o cac Cty rat coi trong lam viec nhom nhung hinh nhu nguoi VN chua quen theo cach lam viec do. Vi vay, day cung la mot han che. Theo anh/chi de the hien tot mot nguoi phu hop voi cach lam viec theo nhom thi ban than nguoi lao dong phai trang bi nhung ky nang gi? (A3, 27 tuổi, Nam, Q.11, Marketing)
– Anh Lê Quí Đôn – Giám đốc Nhân sự AIA và AIG: Bạn cần trang bị cho mình kỹ năng làm việc theo nhóm như hoà đồng với tập thể, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến mọi người, linh hoạt trong giải quyết vấn đề, thích nghi với nhiều hoàn cảnh, tình huống khác nhau.
* Cac anh (chi) co the chia se mot vai y kien ve phong cach quan ly cua mot so sep nguoi chau A va chau Au khac nhau the nao? Nghe thuat trong giao tiep va phong cach lam viec chuyen nghiep voi nguoi nuoc ngoai nhu the nao cho tot? (Su Nghiep, 26 tuổi, Nam, 125/15 Hoa Hung Q10, IT)
– Anh Lê Quí Đôn – Giám đốc Nhân sự AIA và AIG: Người châu Á thường có tính cả nể, ngại va chạm, xung đột, tránh đưa ra nhân xét không tốt có thể làm mích lòng nhân viên. Điều đó sẽ khó khăn hơn đối với người nhân viên trong việc tự đánh giá ưu khuyết điểm của mình và tìm ra biện pháp khắc phục.
Người châu Âu thẳng tính hơn, họ phân định rạch ròi công việc và cá nhân. Họ phân tích sự thành bại của công việc dựa trên kết quả đạt được, mổ xẻ và tìm những phương án tốt hơn để cải tiến và mạnh dạn sửa sai.
* Xin cho biet He thong Bao hiem nhan tho tai thanh pho Dalat Lam Dong va co hoi viec lam nganh Bao hiem tai Lam Dong. (Do Cong Kim, 22 tuổi, Nam, DaLat, Sinh vien)
– Chị Nguyễn Linh Lan – Trưởng Phòng Tuyển dụng AIA: Thị trường Đà Lạt – Lâm Đồng hiện nay được xem là thị trường tiềm năng đối với ngành bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, công ty AIA hiện nay chưa có văn phòng tại Đà Lạt – Lâm Đồng. Bạn có thể liên hệ với một số văn phòng gần nhất của AIA như sau:
1. VP Gia Lai: 61 Trần Phú, Tây Sơn, Pleiku; ĐT: 059-716123; email: aia_gialai@vnn.vn
2. VP Nha Trang: 26 Yersin; ĐT: 058-560088.
* Để trở thành một nhà quản lý cần phải có những kỹ năng gì ngoài kỹ năng về chuyên môn? Những kỹ năng này có thể tự rèn luyện được không. (Vũ chí cương, 23 tuổi, Nam, hà nội, tin học)
– Chị Từ Lệ Kim Dung – Trưởng Bộ phận Đào tạo Navigos Group: Ngoài kiến thức chuyên môn, nhà quản lý cần phải có một số kỹ năng như kỹ năng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo nhóm, xác định năng lực nhân viên để phân công công việc hợp lý, động viên nhân viên, phát triển năng lực nhân viên. Để có được những kỹ năng này, ngoài việc học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ những người đi trước, tham gia các khóa đào tạo, còn cần thường xuyên luyện tập và rút tỉa kinh nghiệm từ những tình huống thực tế.
* Tôi muốn biết thêm về ngệ thuật giao tiếp bằng tiếng anh và có cách nào có thể giúp tôi nói tiếng anh được không? (lê viết phúc, 23 tuổi, Nam, huế, nhân viên KINH DOANH)
– Anh Võ Hoàng Nguyên – Phó giám đốc trường đào tạo Việt – Mỹ: Có thể nói tiếng Anh là một trong những “ngôn ngữ điên rồ nhất thế giới”. Một từ có thể đọc và hiểu khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Do vậy muốn tự tin trong giao tiếp đầu tiên bạn cần phải luyện phát âm thật chuẩn. Một cách đơn giản để luyện phát âm và làm quen với việc “nói tiếng Anh” là đọc báo nước ngoài. Lưu ý là bạn cần đọc to mà không cần hiểu nghĩa. Nếu như thực hiện đúng điều này, khả năng giao tiếp tiếng Anh của bạn sẽ cải thiện rõ rệt sau một tuần.
* Em cần có những kỹ năng cơ bản gì trong cuộc phỏng vấn xin việc làm? Làm thế nào để quản lý tốt thời gian của mình? (trí, 22 tuổi, Nam, tht q10 hcm, sv)
– Chị Võ Thị Mai Trang – Chuyên viên Tư vấn Nghề nghiệp VietnamWorks: Trước khi phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin về vị trí ứng tuyển, những yêu cầu và kỳ vọng của công ty với vị trí đó cũng như các thông tin về công ty. Trong khi phỏng vấn, thể hiện sự tự tin, thái độ tích cực và phong thái chững chạc khi trả lời các câu hỏi. Cuối cùng, đặt các câu hỏi cho người phỏng vấn về các chế độ, các chính sách công ty, mục tiêu hoạt động hay kỳ vọng của công ty, v.v.. Bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều lời khuyên thực tế về các kỹ năng và bí quyết phỏng vấn trong mục Hướng Nghiệp (Career Advice) trên www.vietnamworks.com .
* Đối với người quản lý kỹ năng nào của nhân viên được mong chờ nhất! (TAD, 21 tuổi, Nam, Ho Chi Minh, sinh viên)
– Anh Lê Quí Đôn – Giám đốc Nhân sự AIA và AIG: Cấp trên luôn mong có được những nhân viên có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, không ngại khó. Đây là những nhân viên có nhiều cơ hội được phát triển để đáp ứng những yêu cầu, công việc cao hơn và qua đó đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp, tổ chức.
* Công việc thường xuyên của tôi phải tiếp xúc và làm việc với khá nhiều người. Có thể tư vấn cho tôi biết độ hài lòng của người làm việc với tôi khi kết thúc công việc bằng cảm nhận trực quan để tôi có thể rút kinh nghiệm trong giao tiếp. (Do Hoang, 23 tuổi, Nam, Long Bien, Ha Noi, Nhan vien van phong)
– Chị Từ Lệ Kim Dung – Trưởng Bộ phận Đào tạo, Công ty Navigos Group: Trong giao tiếp công việc, sự hài lòng của đối tác có thể thể hiện bằng lời nói hoặc biểu hiện trạng thái (qua ánh mắt, cử chỉ, nét mặt…). Nếu đối tác chia tay bạn với một nụ cười cùng ánh mắt thân thiện hoặc cái bắt tay nồng nhiệt, có thể xem đó là sự hài lòng. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận nếu cũng là một cái bắt tay nhưng mang tính xã giao, hờ hững… Tại Navigos Group chúng tôi thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn về các kỹ năng làm việc, trong đó có kỹ năng giao tiếp. Trong quá trình học, học viên sẽ được xem những minh họa và thực tập các tình huống giao tiếp. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về những khóa học này để tham gia tại địa chỉ www.navigosgroup.com .
* Sếp tôi thường giải quyết công việc theo cảm tính và rất áp đặt, tôi thẳng tính, hay góp ý thẳng thắng nên hay bị sếp để ý. Tôi phải làm sao hài hòa giữa lãnh đạo và công việc? (TẠ HUY THỐNG, 26 tuổi, Nam, Sở Thương Mại Cà Mau, Công chức)
– Anh Võ Hoàng Nguyên – Phó giám đốc trường đào tạo Việt – Mỹ: Trong trường này, bạn nên chọn một công việc mà sếp áp đặt (bạn biết chắc là sai, hoặc sẽ không thành công) và thực hiện một cách nghiêm túc theo ý sếp. Sau khi kết quả công việc không đạt được như mong muốn thì đây là cơ hội tốt để bạn giải thích với sếp và trình bày quan điểm của mình về công việc bị áp đặt. Bạn nên cần trình bày một cách khéo léo, tránh trường hợp sếp nghĩ mình qua mặt.
* Gui chi Kim Dung – Navigos Group: Chac chan cong viec hien tai cua chi co lien quan nhieu den ky nang lap ke hoach. Nhieu cong ty nuoc ngoai khi tuyen dung cung doi hoi ky nang nay o ung vien (ke hoach sx, ke hoach tai chinh, ke hoach dao tao…). Vay lam the nao the nang cao ky nang nay trong khi cac mon hoc quan tri kinh doanh tai truong dai hoc khong va sach tham khao hau nhu khong co tren thi truong.at cam on chi. Ngo The Hien (Ngo The Hien, 29 tuổi, Nam, Hoang Mai, Ha noi, Officer)
– Chị Từ Lệ Kim Dung – Trưởng Bộ phận Đào tạo Navigos Group: Tại Navigos Group chúng tôi thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao những kỹ năng mang tính thực tiễn. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về những chương trình đào tạo này qua địa chỉ www.navigosgroup.com hoặc qua số điện thoại (084) 8278000.
* Chào anh Đôn! Là một người làm việc trong công tác tuyển dụng. Ấn tượng của anh đối với ứng viên là gì khi mà anh phỏng vấn họ? Anh có thể chia sẻ một số kinh nghiệm là cách mà ứng viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Là sinh viên sắp ra trường em thật sự lo lắng cho tương lai của mình khi mình chưa có thành tích cao. (Lưu Quỳnh Anh, 21 tuổi, Nam, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, sinh viên)
– Anh Lê Quí Đôn – Giám đốc Nhân sự AIA – AIG: Bạn cần chuẩn bị để tạo một ấn tượng tốt ban đầu đối với người phỏng vấn, bắt đầu từ hồ sơ xin việc rõ ràng mạch lạc nêu rõ những ưu điểm của mình. Sau đó, chuẩn bị phong thái tự tin, trang phục lịch sự khi đi phỏng vấn. Trong quá trình học tập, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức vững chắc làm nền tảng, từ đó tạo sự tự tin cho bản thân khi đi xin việc. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên có tinh thần cầu tiến, năng động, thích nghi được với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Các công ty đa quốc gia sẽ yêu cầu trình độ ngoại ngữ giao tiếp, kỹ năng vi tính để dễ tiếp thu những kỹ năng, nghiệp vụ của môi trường chuyên nghiệp.

————–

THẾ NÀO LÀ NGƯỜI GIAO TIẾP KHÔNG THÀNH CÔNG

“Một đôi nam nữ hẹn hò tối đến sẽ đưa nhau đi chơi. Khi chàng trai chạy xe tới bóp còi báo hiệu, cô gái hớn hở lao ra. Anh chàng khen ngợi: Hôm nay em đẹp quá! Không ngờ, cô người yêu xụ mặt xuống và bắt bẻ: Bộ mấy ngày trước em xấu lắm hả? Chàng trai “ngọng” luôn…”. Chuyên viên tư vấn (CVTV) Nguyễn Thu Hiên (thuộc Trung tâm tư vấn tình yêu – hôn nhân – gia đình, Hội LHTN Việt Nam) đã bắt đầu cuộc trò chuyện với chúng tôi bằng ví dụ trên để nhấn mạnh việc vì sao ngày càng có nhiều bạn trẻ phải đi học nói…

giao-tiep-khong-thanh-cong

Theo bà Thu Hiên, đối với những ngành nghề dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn…, 70% thành công là nhờ giao tiếp tốt. Hơn nữa, giao tiếp là điều quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Giao tiếp thể hiện trong các buổi phỏng vấn, trong giao dịch, qua tiếp xúc với người thân, cộng đồng… là một trong những yếu tố quan trọng dẫn bạn đến thành công hoặc thất bại. Khi bạn không biết cách giao tiếp hoặc có thái độ ứng xử không thích hợp, người ta sẽ khó lòng hiểu đúng những gì bạn nói, thậm chí còn phản tác dụng.

Vậy, thế nào là người giao tiếp… dở? Bà Thu Hiên cho rằng, đó là những người thiếu tự tin, luôn ở thế bị động, tiếp xúc với người khác một cách miễn cưỡng, không thoải mái. “Phải nhìn nhận, không ít người Việt Nam đang bị hiện tượng “tảng băng tâm lý” chế ngự. Tức là, họ không muốn nói hoặc không biết cách nói lên những ý kiến, suy nghĩ của mình, gây hiểu lầm và thất vọng cho người đối thoại và cho cả bản thân họ” – bà Thu Hiên nhận xét. Đơn cử: trong trường hợp câu chuyện nói trên, nếu chàng trai biết cách giao tiếp giỏi hơn, có thể nói: “Hôm nay em đẹp hơn… hôm qua!”, và nếu cô gái kia nắm bắt tâm lý người yêu thì chắc chắn buổi hẹn hò của họ không bị nặng nề một cách… lãng xẹt!

Bà Thu Hiên khẳng định, để trở thành người giao tiếp giỏi không có gì khó. Điều quan trọng, người giao tiếp phải tự tin, phải thể hiện mình là người có văn hóa đồng thời biết nắm bắt mục đích, hoàn cảnh, tâm lý… trong từng hoạt động giao tiếp. Để đạt hiệu quả cao, người giao tiếp luôn cần có thái độ niềm nở chân thành, biết tôn trọng và lắng nghe người đối thoại. Ở đây, cần phân biệt sự chân thành với sự màu mè, kiểu cách. Nếu bạn đang “đóng kịch” nhưng lại khoác lên cái vẻ “giao tiếp nghệ thuật” thì sớm muộn gì cái giả sẽ lòi ra và hậu quả khôn lường. “Tôi rất mừng khi thấy càng ngày càng có nhiều bạn trẻ theo học những lớp giao tiếp. Thời gian gần đây, không ít cơ quan, xí nghiệp, nhất là những bệnh viện thường mời chúng tôi về truyền đạt kỹ năng giao tiếp để các cán bộ, công nhân viên của họ phục vụ người dân, bệnh nhân… tốt hơn. Theo tôi, khi giao tiếp tốt, hiệu quả giao tiếp không chỉ đem lại cho bản thân người giao tiếp mà còn tác động đến môi trường văn hóa chung của xã hội” – bà Thu Hiên chia sẻ.

———–

QUẢN LÝ ĐƯỢC CẢM XÚC GIÚP BẠN GIAO TIẾP TỐT HƠN

Kỹ năng sống: Quản lý được cảm xúc sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn. Cảm xúc tiêu cực lây lan từ người này sang người khác nhanh như virus vậy. Bên cạnh trí tuệ và cái lý trí khôn ngoan, ta còn đem những cảm xúc tự nhiên vào công ty. Cảm xúc thể hiện qua cách làm việc, cách ứng xử …

Ngày nay áp lực trong công việc xảy ra khá thường xuyên và nhiều người phải gánh chịu áp lực công việc khá nặng nề. Vừa bước chân vào văn phòng là cả khối công việc chờ đợi họ. Và thế là, hễ có ai đó hỏi han gì về công việc, họ lại có dịp trút ra để cảm thấy “nhẹ bớt”. Liệu điều đó có tốt hơn cho họ không?

Ky-nang-quan-ly-cam-xuc

Thực tế cho thấy cảm xúc tác động trực tiếp đến thành tích và hiệu quả làm việc của nhân viên. Vì vậy bạn phải quản lý được cảm xúc của mình để cộng tác ăn ý với đồng nghiệp. Sếp của bạn không những đánh giá bạn về năng lực chuyên môn mà cả thái độ làm việc của bạn nữa.

Kỹ năng mềm: Cảm xúc tiêu cực lây lan rất nhanh

Có hai sự kiện quan trọng diễn ra cùng ngày tại một công ty: Trưởng phòng Nhân Sự xin từ chức vì một lỗi lầm gì đó và công ty vừa ký hợp đồng mới. Đến cuối ngày, người ta chỉ nghe các đồng nghiệp kháo nhau về sự kiện thứ… nhất. Đọc thêm các bài viết về kỹ năng sống.

Trên thực tế, nhân viên ít có khuynh hướng bàn chuyện lạc quan về công ty mình. Giáo sư tâm lý học Sigal Barsade (ĐH Fairfield, Mỹ) cho rằng: “Cảm xúc tiêu cực lây lan từ người này sang người khác nhanh như virus vậy. Bên cạnh trí tuệ và cái lý trí khôn ngoan, ta còn đem những cảm xúc tự nhiên vào công ty. Cảm xúc thể hiện qua cách làm việc, cách ứng xử của mỗi người. Chính vì thế, quản lý được cảm xúc nơi công sở đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta.

Đôi khi, bạn nghĩ rằng mình không hề biểu lộ cảm xúc. Nhưng trên thực tế, bạn đang thể hiện điều đó ngay trên gương mặt và cử chỉ của mình đấy thôi. Chính những cảm xúc mà bạn không nhận ra sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của bạn nơi công sở.

Hãy lạc quan và thể hiện cảm xúc tích cực để làm việc hiệu quả hơn

Qua các cuộc nghiên cứu của mình, giáo sư Sigal Barsade khẳng định những người lạc quan có khuynh hướng làm việc tốt hơn. Không những họ được đồng nghiệp yêu mến hơn những kẻ thích “bàn lui” công việc, mà sự lạc quan giúp họ xử lý và nhận thức vấn đề hiệu quả và chính xác hơn. Nhờ cảm xúc tích cực, họ sẽ biết cách “mở lòng” để cùng mọi người thảo luận và xử lý vấn đề hiệu quả hơn. Trái lại, khi mang cảm xúc tiêu cực, họ có khuynh hướng “bi quan hóa” mọi chuyện. ==>  Nghệ thuật biểu cảm qua khuôn mặt

Chân thành thể hiện sự đồng cảm

Một công ty hàng không đã nghiên cứu khái niệm “cảm xúc trong lao động” qua một khảo sát tình huống cụ thể trong nhóm nhân viên chăm sóc khách hàng. Nhiệm vụ của nhóm 1, nhóm “biểu lộ cảm xúc qua khuôn mặt”, là phải quên đi sự mệt mỏi và căng thẳng để luôn tươi cười và thân thiện với những hành khách bị thất lạc hành lý nhằm giúp họ vơi đi nỗi muộn phiền. Nhiệm vụ của nhóm 2, nhóm “biểu lộ cảm xúc bằng nội tâm” là ngồi trò chuyện, chia sẻ để thấu hiểu nỗi buồn và tìm sự đồng cảm với những hành khách không được may mắn này. 

Kết quả: Nhóm thứ 2 đạt hiệu quả cao hơn hẳn. Nguyên nhân nằm ở chỗ: những nhân viên này đã biết cách áp dụng những cảm xúc đời thường vào đúng những tình huống cần thiết trong giao tiếp với khách hàng, điều này làm họ trở nên gần gũi và đồng cảm hơn với các vị khách đang bị thất lạc hành lý. ==>   Kỹ năng mềm giúp bạn tự tin trong công việc và cuộc sống

Cuộc nghiên cứu trên đây là một bài học về việc thể hiện cảm xúc đúng cách. Thay vì cứ phải “bằng mặt mà không bằng lòng”, hãy trải lòng ra với các đồng nghiệp trong mọi tình huống khó khăn để cùng nhau sẻ chia, đồng cảm và vượt qua những trở ngại.