Được ngồi vào vị trí trưởng phòng kinh doanh là mong muốn và ao ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, bạn đã biết trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng kinh doanh là gì chưa? Nếu vẫn chưa, thì đừng vội bỏ qua thông tin bài viết này!

1. Trưởng phòng kinh doanh là gì?

Trưởng phòng kinh doanh là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, tìm kiếm các cách để tăng doanh thu và số lượng khách hàng. Ngoài ra, trưởng phòng kinh doanh còn thực hiện quản lý và hỗ trợ đội ngũ đại diện bán hàng. Hoạt động của trưởng phòng thường ở cấp địa phương, khu vực hoặc quốc gia.

Trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng kinh doanh là gì? 1

Trưởng phòng kinh doanh chịu trách nhiệm đầu ra cho sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp

Theo khảo sát mới nhất, các doanh nghiệp hiện đang có xu hướng giảm thiểu vai trò kinh doanh của trưởng phòng kinh doanh. Thay vào đó, họ gia tăng nhiệm vụ đối với các đại diện bán hàng.

2. Trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng kinh doanh

Trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng kinh doanh có thể thay đổi tùy theo từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, thường tập trung vào ba yếu tố: con người, doanh nghiệp và khách hàng. Dưới đây là công việc mà trưởng phòng kinh doanh phải chịu trách nhiệm:

Quản lý con người

Quản lý con người trong doanh nghiệp, chính là chịu trách nhiệm với nhân sự trong bộ phận. Theo đó, họ cần sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm. Những cá nhân này sẽ đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Họ sẽ đặt ra chỉ tiêu, tiêu chuẩn công việc cho nhóm các nhân viên kinh doanh và các đại diện bán hàng. Các chỉ tiêu đề ra phải đảm bảo thực tế và có tính khả thi. Trưởng phòng kinh doanh ngoài chung tay góp sức làm việc, cần thúc đẩy, động viên các thành viên để hướng tới hiệu quả chung cho doanh nghiệp.  Đặc biệt, việc đảm bảo hiệu suất làm việc của các đại diện bán hàng, là một trong các nhiệm vụ quan trọng mà trưởng phòng kinh doanh phải hoàn thành. Trưởng phòng kinh doanh tổ chức việc tập huấn nâng cao năng lực, đảm bảo nhân sự trong bộ phận có đủ khả năng sử dụng các công nghệ mới trong công việc. Họ cũng tham gia vào quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, đảm bảo họ nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc.

Trưởng phòng kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý nhân sự bán hàng

Để đảm bảo được hiệu quả làm việc của nhân sự trong bộ phận kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh đặt ra các tiêu chí đánh giá, cơ chế thưởng/phạt. Trong trường hợp cần thiết, họ sẽ ra quyết định sa thải đối với những đại diện bán hàng không đạt được chỉ tiêu công việc. Hoặc báo cáo với ban lãnh đạo để có những xử lý phù hợp với những trường hợp nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trưởng phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ đảm bảo mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa các cá nhân trong bộ phận của doanh nghiệp.

Quản lý việc kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh phải xác định được mục tiêu, bao gồm tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị trường, thu hút khách hàn. Và đưa ra các chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu này. Họ sẽ tiến hành phân tích dữ liệu bán hàng và kết quả kinh doanh nhằm đưa ra dự báo về doanh thu theo năm, theo quý của doanh nghiệp cũng như phát triển kế hoạch phù hợp theo từng giai đoạn. . Bên cạnh đó, trưởng phòng kinh doanh cũng làm việc hợp tác với bộ phận marketing. Để có thể phát triển các kế hoạch cũng như quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Quản lý nhu cầu khách hàng

Ngoài quản lý con người và việc kinh doanh, thì trưởng phòng còn phải quản lý nhu cầu khách hàng. Cụ thể, họ sẽ phải dành nhiều thời gian để phân tích khách hàng và người tiêu dùng (những người sẽ mua và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp). Trưởng phòng phải được nhu cầu của khách hàng và chặt chẽ theo dõi sở thích của họ. Khi có vấn đề xảy ra, hoặc nếu nhận được những phàn nàn của khách hàng. Trưởng phòng kinh doanh phải tìm cách giải quyết hoặc báo cáo với ban lãnh đạo để xử lý sớm nhất có thể.

Trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng kinh do2nh là gì? 3

Quản lý nhu cầu khách hàng là trách nhiệm của trưởng phòng kinh doanh

Để tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng, trưởng phòng sẽ đưa ra các chương trình giảm giá hoặc khuyến mãi phù hợp. Những chương trình này sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các kết quả phân tích và dự báo. Có thể nói, trưởng phòng kinh doanh chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và người mua hàng. Họ sẽ giúp duy trì mối quan hệ cung-cầu và giữ chân khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. Ngoài những trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng kinh doanh trên đây. Thì họ còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nếu cần thiết, dưới sự chỉ thị của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu đã đọc đến đây, thì hẳn bạn cũng đã nắm được trách nhiệm và quyền hạn của trưởng phòng kinh doanh là gì? Truy cập thêm vào website: https://quantrinhansu-online.com – thư viện quản lý nhân sự, để tham khảo các phần mềm công nghệ quản lý nhân sự tiên tiến. Hoặc nhận sự tư vấn từ các chuyên viên giàu kinh nghiệm của Thư viện Quản trị Nhân Sự.