Bộ luật Lao động là văn bản luật có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm những chế định điều chỉnh các quan hệ về lao động và các quan hệ liên quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong các giai đoạn.

Bộ luật lao động hiện hành được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1995, trên cơ sở kế thừa và phát triển pháp luật lao động của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã thể chế hoá một bước quan điểm, đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992 về các quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực lao động, sử dụng và quản lý lao động.

Sau 15 năm thi hành, Bộ luật lao động hiện hành cơ bản đã đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thiết lập quan hệ lao động.

luat lao dong 2012

Tuy nhiên đến nay, tình hình kinh tế – xã hội của đất nước nói chung, của thị trường lao động, quan hệ lao động nói riêng đã có những đổi mới đòi hỏi Bộ luật lao động cần phải được sửa đổi, bổ sung nhằm: thể chế hoá mục tiêu, quan điểm, định hướng xây dựng đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện qua các văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, lần thứ XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 và định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; phù hợp với các luật chuyên ngành mới ban hành như: Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật cán bộ, công chức năm 2008, Luật viên chức năm 2010… và các văn bản luật sẽ ban hành theo dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XIII như Luật việc làm, Luật an toàn lao động, Luật tiền lương tối thiểu…nhằm bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Đặc biệt, trước yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, nhất là sau khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì Bộ luật lao động cần phải được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong tình hình mới, đồng thời nội luật hoá các quy định trong các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam đã phê chuẩn, nhằm phù hợp với pháp luật lao động của các nước ASEAN và thông lệ quốc tế.
Xuất phát từ những vấn đề cơ bản trên, ngày 18 tháng 6 năm 2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIII nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật lao động năm 2012 và ngày 02 tháng 7 năm 2012, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố và Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013, bao gồm 17 Chương và 242 Điều.
So với Bộ luật lao động hiện hành thì Bộ luật lao động năm 2012 (Tải về Bộ luật lao động 2012 sửa đổi bổ sung ) có những điểm mới sau:
1.  Những vấn đề quy định chung
Bộ luật lao động năm 2012 đã bổ sung 01 Điều về giải thích từ ngữ, trong đó quy định rõ một số khái niệm như: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động”Khoản 6, Điều 3) và các khái niệm khác như tổ chức đại diện người sử dụng lao động, cưỡng bức lao động…Bên cạnh đó, Bộ luật lao động còn quy đinh cụ thể về quyền đóng cửa tạm thời doanh nghiệp, quyền gia nhập hoạt động trong Hội nghề nghiệp của người sử dụng lao động, về trách nhiệm đối thoại của người sử dụng lao động với tập thể lao động, về chính sách của nhà nước về lao động, bao gồm cả quản lý nguồn nhân lực, dạy nghề, thị trường lao động, quan hệ lao động và đặc biệt là có quy định về nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở của người sử dụng lao động (Điểm b, Khoản 2, Điều 6).

Xem tiếp Những điểm mới của bộ luật Lao động 2012 tại đây