Đừng đợi nước đến chân mới nhảy, đừng đợi đến khi nhận được đơn thôi việc mới tìm cách giữ chân họ. Đó là một trong những sai lầm thường gặp dưới đây của nhiều nhà quản lý.

shutterstock_345563513-1000x576

Sớm nhận biết những sai lầm này sẽ giúp bạn biết cách quản lý sự thay đổi nhân lực và giữ chân nhân viên một cách hiệu quả hơn.

Tổ chức nên tránh mọi trường hợp nhân viên thôi việc

Thực tế không phải mọi trường hợp thôi việc đều không tốt. Có những nhóm nhân viên mà sự thay thế nhân lực sẽ mang lại lợi ích cho tổ chức; chẳng hạn những nhóm nhân viên có hiệu quả công việc thấp, hay nhóm nhân viên không có tinh thần cam kết và gắn bó lâu dài.

Có xảy ra cũng không tiếc nên và nên được khuyến khích nếu sự ở lại của nhân viên không mang lại kết quả tốt đẹp cho cả hai bên về lâu dài. Nên nhìn nhận sự ra đi của những nhóm nhân viên này không phải là tổn thất hay mất mát. Đó là cơ hội để tổ chức tìm kiếm những người thay thế tốt hơn và để nhân viên tìm kiếm môi trường phù hợp.

Tăng lương hay counteroffer là giải pháp tối ưu

Tăng lương là một giải pháp nhanh chóng, dễ dàng nhưng cũng là con dao hai lưỡi. Tiền không bao giờ là đủ đối với một người, và chưa tính đến trường hợp những nhân viên khác sẽ nghĩ như thế nào nếu bạn tăng lương cho anh A hay chị B chỉ vì anh ấy/chị ấy muốn đổi việc. Họ cũng sẽ hành động tương tự.

Theo khảo sát năm 2014 của The Creative Group (TCG) trên 400 giám đốc trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo, 4 lo ngại của đề xuất gửi thư counteroffer để giữ chân nhân viên bao gồm:

28% nhân viên sẽ ít trung thành hơn

21% các mối quan tâm của nhân viên không được giải quyết đầy đủ
BANNER NGAY TOT DEP NHAT

20% cấu trúc lương của tổ chức bị phá vỡ

15% mối quan hệ giữa nhân viên với sếp hay với các đồng nghiệp trở nên căng thẳng

Do đó, tiền hay counteroffer chắc chắn không phải là giải pháp tối ưu và không phải là câu trả lời duy nhất.

Thiếu giải pháp toàn diện để giữ chân nhân viên

Đừng bao giờ để nước tới chân mới nhảy. Đừng đợi đến lúc nhân viên đưa đơn từ chức bạn mới suy nghĩ đến những giải pháp giữ chân vì lúc này là quá trễ. Chiến lược giữ chân nhân viên cần được phát triển và thực hiện ngay từ ngày đầu tiên nhân viên làm việc. Như một vòng tròn với các điểm tiếp xúc có liên hệ mật thiết với nhau, có chính sách phúc lợi tốt, có các hoạt động tạo sự gắn kết, có một người lãnh đạo tốt,…nhân viên sẽ không bao giờ có ý định rời khỏi tổ chức.

Giữ chân nhân viên là trách nhiệm của phòng Nhân sự

Trừ khi nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc xuất phát từ chính sách phúc lợi của công ty,bạn (người làm nhân sự) không phải là người chịu trách nhiệm mà chính là sếp trực tiếp của nhân viên đó. Rất nhiều trường hợp lý do thôi việc xuất phát từ chính người quản lý vì không tạo cơ hội để nhân viên phát triển năng lực, không được truyền cảm hứng, thiếu động viên,…

Vai trò của người làm nhân sự là đề xuất, phát triển và cung cấp những công cụ để các manager (người quản lý) hoàn thiện vai trò lãnh đạo nhưng trách nhiệm và tư duy lãnh đạo phải xuất phát từ chính người quản lý.

QTNS sưu tầm nguồn từ Vietnamworks