Sau đây là chia sẽ của bạn Hùng, làm nhân sự ở một công ty sản xuất, về trường hợp của một nữ nhân viên nghỉ thai sản chưa được 2 tháng thì xin đi làm lại. Cách xử lý nhân đạo của ban giám đốc đã trở thành một bài học nhớ đời cho công ty và những người làm nhân sự.
Chào các bạn,
Mình xin chia sẽ với bạn một vụ tai nạn nghề nghiệp đối với trường hợp này như sau:
Quy định về thời gian đi làm sớm hơn so với thời gian hưởng chế độ thai sản trước đây đã có, so với thời điểm hiện tại thì nó chỉ khác nhau về mặt thời gian (trước là 3 tháng, giờ là 4 tháng), trường hợp sau đây đã xãy ra tại một công ty của người bạn. Có một chị làm công nhân tại xưởng sản xuất với công việc đơn giản, trong năm chị sinh con và được công ty thực hiện thủ tục cho hưởng chế độ thai sản theo quy định. Do đây là lần sinh thứ 2 và sinh thường (không mổ) nên chị ấy cảm thấy khỏe hơn so với lần sinh trước. Vì hoàn cảnh gia đình chưa đến 2 tháng chị đã liên hệ với công ty để sinh được đi làm sớm, và cũng như mọi người làm công tác nhân sự đều hướng dẫn thủ tục gồm 2 bước (phải có xác nhận của bác sĩ về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe, viết đơn trình giám đốc chấp thuận cho đi làm sớm khi mới thực hiện hơn 2 tháng chế độ thai sản).
Mọi việc đều tiến hành thuận lợi với cách hành xử đầy tính nhân đạo, sự cảm thông của Ban lãnh đạo công ty đối với chị ấy. Nhưng thật không may, ngày đầu tiên đi làm chị ấy đã bị tai nạn lao động (tuy không đáng ngại), đúng thời điểm Thanh tra lao động đến làm việc tại công ty theo định kỳ thì phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong cách giải quyết chế độ cho NLĐ như sau:
1. Thủ tục chỉ quy định đối với người lao động đã sinh con, đã nghỉ hưởng chế độ từ 3 tháng thì mới được duyệt.
2. Không phải cứ có đơn là Giám đốc có thể duyệt được, vì biết đâu chị ấy sẽ nói Công ty ép đi làm nếu không sẽ mất việc làm.
3. Nếu công ty nghỉ đến người lao động thì nên tạo điều kiện cho họ có thời gian nghỉ ngơi hợp lý nhất chứ không phải nhìn thấy sức khỏe bên ngoài mà đánh giá thể lực đáp ứng được yêu cầu công việc (dù là công việc đơn giản nhất).
4. Cần xem xét lại chứng nhận của bác sĩ có phải đúng với thực tế hay không vì nhiều khi tính chính xác bị sai lệch bởi yếu tố ban đầu.
Sau lần đó, cho dù muốn hay không thì công ty đó cũng không dám thực hiện quy định trên mà chuyển hướng sang sử dụng chính sách phúc lợi cho lao động nữ sinh con.
Thân mến!
Sau đây là phản hồi từ bạn có địa chỉ email hant…@gmail.com
Đã làm đúng luật thì không cần lo gì cả. Bạn chỉ cần lưu ý tư vấn thật kỹ cho người lao động và nên cho họ ký một bản cam kết tự nguyện do Công ty soạn như là một bằng chứng của sự thỏa thuận trong đó nêu rõ người lao động đã được tư vấn và hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, phạm vi quyền và trách nhiệm của Công ty. Có thể bao gồm cả nội dung Công ty được quyền hủy bỏ quyết định cho NLĐ đi làm trong thời hạn đi làm sớm vì lý do gì đó (hợp lý và hợp lệ).
Thân mến!
Và đây là phần chia sẽ củ bạn có địa chỉ email nguyenkh…@yahoo.com
Vậy như trường hợp của em. Đơn vị trưng dụng em đi làm khi em nghỉ chế độ thai sản được 4,5 tháng nhưng không có xác nhận của cơ sở y tế và không thanh toán chế độ đi làm sớm thì sao ạ?
Cty mình CN đi làm có con nhỏ dưới 12 tháng bị Cty bắt làm tăng ca ko cho về sớm như luật đã quy định. Vậy Cty có bị sử lý ko