Nguồn nhân lực của ngành Thép hiện chỉ chiếm 2,8% tổng lực lượng lao động của ngành Công nghiệp, hay nói cách khác, mới thu hút được 0,8% lao động của cả nước và ngành Thép là ngành công nghiệp nặng, không phải là ngành kinh tế thu hút lao động với qui mô lớn như các ngành công nghiệp khác như: dệt may, da giầy, khai thác than… Trong số các doanh nghiệp tham gia vào ngành Thép thì hiện nay qui mô nhân lực của các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Thép vẫn chiếm ưu thế chính. Trong đó, nhân lực của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) chiếm khoảng 80% nhân lực toàn Ngành. Trong suốt thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì toàn bộ nhân lực ngành Thép thuộc các doanh nghiệp Nhà nước như: Công ty Gang thép Thái Nguyên, Thép Đà Nẵng, Thép miền Nam là chủ yếu. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhờ chính sách mở cửa của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào thép. Lao động ngành Thép được bổ sung đáng kể từ các loại hình doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp FDI. Lực lượng lao động trong các công ty liên doanh, tư nhân, cổ phần ngoài Tổng công ty Thép chiếm khoảng 18%. Cùng với đó là sự phát triển của các làng nghề truyền thống được khôi phục lại, như Làng nghề Đa Hội. Số còn lại là lao động chiếm khoảng 2% nằm trong các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ làng nghề trong phạm vi cả nước.

 

Lao động ngành Thép với đặc thù lao động kỹ thuật là chủ yếu. Vì vậy đòi hỏi lao động phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật mới đáp ứng được yêu cầu công việc. Chính yêu cầu này đã tạo cho chất lượng nguồn nhân lực ngành Thép trong nhiều năm qua luôn được chú trọng ngay từ khâu tuyển chọn nhân lực đầu vào cho sản xuất. Nhu cầu về lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu là lao động có trình độ chuyên môn.

mo ta cong viec giam doc nhan su thep 1

Ngành thép – xây dựng

Cho nên, việc quản lý nhân sự của ngành Thép Xây dựng cũng gặp nhiều vấn đề, vì thế, họ rất cần người Giám đốc Nhân sự bản lĩnh và có tầm để có thể Quản lý nhân sự hiệu quả.

Và dưới đây là Mô tả công việc cho vị trí Giám đốc nhân sự cho ngành Thép Xây dựng này

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

  1. Hoạch định và Quản lý chiến lược Nhân Sự 
  • – Xây dựng và định hướng các chiến lược, mục tiêu, kế hoạch của Ban Nhân Sự dựa trên chiến lược và kế hoạch kinh doanh của của công ty. 
  • – Đảm bảo việc triển khai, thực thi các chiến lược và kế hoạch nhân sự một cách đồng bộ, hiệu quả
  • – Hoạch định ngân sách và quản lý việc sử dụng ngân sách cho hoạt động QTNNL.
  • – Quản lý và điều hành hoạt động của các bộ phận thuộc Ban Nhân Sự
  • – Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Ban Nhân Sự nhằm phát huy tối đa hiệu quả làm việc

mo ta cong viec giam doc nhan su thep 2

Mô tả công việc giám đốc nhân sự ngành thép – xây dựng

  1. Đào tạo và phát triển tổ chức
  • – Tham mưu về cơ cấu tổ chức, hệ thống chức danh công việc, kế hoạch nhân sự …
  • – Thiết lập, triển khai các qui trình về việc định hình cơ cấu tổ chức, thiết kế công việc, định biên nhân sự cho các phòng ban 
  • – Tham mưu về các hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và quản lý tài năng. 
  • – Đảm bảo hiệu quả và tính ứng dụng của các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
  • – Đảm bảo nhân viên được trang bị các kiến thức căn bản về chuyên môn và kỹ năng mềm để thực hiện công việc. 
  • – Định hướng phát triển nghề nghiệp cho nhân viên, đặc biệt là quản lý cấp trung trở lên. 
  1. Tuyển dụng 
  • – Tham mưu về các xu hướng, chính sách và quy trình tuyển dụng phù hợp với từng thời điểm và nhu cầu của Công ty.
  • – Đảm bảo việc tuyển dụng được thực hiện một cách công bằng, khách quan, đúng theo qui trình và luật định. 
  • – Phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng
  1. Tiền lương và Phúc Lợi 
  • – Tham mưu về các chế độ, chính sách thu hút và lưu giữ nguồn nhân lực.
  • – Đảm bảo việc thực thi chế độ chính sách công bằng, chính xác, đầy đủ, kịp thời và tuân thủ theo qui định của pháp luật. 
  • – Quản lý, phân bổ và giám sát các chi phí nhân sự, quỹ lương, thưởng và các phúc lợi khác. 
  • – Quản lý biểu hiện làm việc và thành tích
  1. Đối tác Chiến lược Nhân Sự
  • – Đóng vai trò tư vấn cho cấp quản lý và nhân viên về các hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại phòng ban phụ trách 
  • – Kiểm soát việc thực hiện các quy chế, quy định liên quan đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại các phòng ban trong công ty
  • – Quản lý, giám sát công tác tổ chức định hướng, hội nhập cho nhân viên mới.
  • – Tham gia đánh giá chương trình đào tạo và phát triển, ghi nhận các khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên 
  • – Thiết lập mối quan hệ lao động mật thiết với nhân viên các cấp và phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong Ban Nhân sự nhằm đảm bảo các quy trình được triển khai hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của cán bộ nhân viên trong công ty

6.Truyền Thông Nội Bộ 

  • – Xây dựng, hoạch định và tổ chức thực hiện các chương trình/hình thức truyền thông nội bộ hiệu quả theo đinh hướng của Công ty
  • – Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình khảo sát nhân viên về cấc nội dung quản trị nguồn nhân lực khác nhau theo yêu cầu thực tế của từng bộ phận và toàn công ty

JOB REQUIREMENTS

mo ta cong viec giam doc nhan su thep 3

Yêu cầu công việc của giám đốc nhân sự ngành thép – xây dựng

  • – Tốt nghiệp Đại học trở lên, chuyên ngành liên quan 
  • – Kinh nghiệm 8 -10 năm quản trị nhân sự, ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm trong ngành Thép, xây dựng 
  • – Có kỹ năng phân tích, đàm phán, đánh giá, quản lý, điều hành.
  • – Có kỹ năng đánh giá con người nhanh và chính xác 
  • – Chịu được áp lực, sáng tạo trong công việc 
  • -Tiếng Anh và tin học văn phòng thành thạo

Tải mẫu Mô tả công việc Giám đốc Nhân sự Ngành Thép – Xây dựng TẠI ĐÂY