Hiện nay, các công ty, xí nghiệp có nhu cầu tuyển dụng công nhân sản xuất số lượng lớn, nhằm đáp ứng tốt cho công việc. Vậy, công nhân sản xuất làm công việc gì? Nội dung mô tả công việc công nhân sản xuất được thể hiện dưới đây, sẽ giúp bạn có được hình dung cụ thể hơn về vị trí công việc này!
Mô tả công việc công nhân sản xuất làm hàng ngày
Công nhân sản xuất là những người chịu trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị trong nhà máy hoặc nhà kho, chuẩn bị nguyên vật liệu để phân phối. Khi mô tả công việc công nhân sản xuất phải kể đến các khâu như: lắp ráp, kiểm tra các bộ phận của sản phẩm, bảo đảm máy móc chạy bình thường và hỗ trợ vận chuyển hàng hóa.
Công nhân sản xuất làm việc tại nhà máy thiết bị điện tử
Ngoài ra, công nhân sản xuất còn thực hiện các công việc khác như: dọn dẹp, vận hành thiết bị, máy móc, làm việc trên dây chuyền lắp ráp, tập hợp. Đồng thời, thực hiện kiểm tra sản phẩm cũng như tuân thủ tất cả các hướng dẫn và tiêu chuẩn an toàn của nhà máy.
Trách nhiệm của công nhân sản xuất trong công ty, doanh nghiệp
Khi làm việc cho nhà máy, xí nghiệp,… công nhân sản xuất cần có trách nhiệm trong các vấn đề sau đây:
- Khởi động máy móc sản xuất và lắp ráp khi bắt đầu ca làm việc.
- Giám sát trang thiết bị để đảm bảo sản phẩm được lắp ráp đúng cách.
- Bảo đảm nơi làm việc sạch sẽ và không có nguyên vật liệu độc hại.
- Xử lý sự cố với thiết bị và máy móc sản xuất, sửa chữa thiết bị khi cần.
- Làm sạch thiết bị. Dọn dẹp sàn nhà sạch sẽ.
- Kiểm tra sản phẩm đã lắp ráp xem chúng đã phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng hay chưa. Quan sát và loại bỏ bộ phận bị lỗi khỏi dây chuyền lắp ráp.
- Lắp ráp các bộ phận của sản phẩm bằng tay. Lắp ráp những bộ phận có kích thước nhỏ một cách khéo léo, tỉ mỉ và cẩn trọng.
- Sử dụng các dụng cụ bằng điện để hàn, khoan và gắn các bộ phận.
- Gắn nhãn, logo công ty và các chi tiết gắn ngoài khác lên sản phẩm
- Đóng gói thành phẩm và chuẩn bị bốc xếp
- Bốc dỡ, sắp xếp và đưa lô hàng vào nhập kho
- Đáp ứng thời gian sản xuất theo quy định
- Báo cáo sự cố trong sản xuất cho quản lý trực tiếp
- Có những kiến thức, kỹ năng làm việc cần thiết
- Khả năng đọc hiểu máy đo và màn hình thiết bị trong nhà máy
- Kiến thức về cấu tạo và chức năng của thiết bị sản xuất
- Tìm ra sự cố máy móc và thiết bị nếu có
- Kỹ năng tư duy phân tích và giải quyết vấn đề cần thiết để khắc phục sự cố trong sản xuất
- Làm việc cẩn trọng và hiệu quả trong điều kiện độc hại tiềm ẩn
- Nắm rõ tất cả quy trình và hướng dẫn về an toàn trong nhà máy
- Sử dụng dụng cụ điện an toàn và tiết kiệm
- Làm việc và quản lý thời gian hiệu quả
- Có sức khỏe tốt và sự bền bỉ để đi, đứng và mang vác trong thời gian dài
- Tuân thủ các hướng dẫn an toàn lao động trong sản xuất và xử lý nguyên vật liệu trong nhà máy.
Công nhân may quần áo làm việc tại xí nghiệp
Ngoài những trách nhiệm mà công nhân sản xuất cần tuân thủ trên đây. Thì tùy vào từng doanh nghiệp, đơn vị nhà máy,… mà có những quy định cụ thể khác nhau. Theo đó, công nhân trước khi chính thức làm việc sẽ được hướng dẫn, đào tạo để đảm bảo thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.
Những tiêu chuẩn cần đạt để trở thành một công nhân sản xuất
- Có kiến thức lao động phổ thông, học vấn trên lớp 5
- Có khả năng làm ra các loại sản phẩm của Công ty. Có kinh nghiệm làm việc ít nhất 1 năm trong xí nghiệp hay nhà máy sản xuất. Nếu chưa có kinh nghiệm thì doanh nghiệp sẽ đào tạo nhưng mức lương khởi đầu sẽ thấp hơn.
- Phẩm chất đạo đức cần thiết của công nhân sản xuất. Đó là sự vui vẻ, hòa đồng với mọi thành viên trong công ty, có tính kỷ luật cao và tác phong công nghiệp tốt.
Công nhân sản xuất làm việc ở bộ phận kiểm tra thành phẩm ly nhựa
Trường hợp, nếu bạn là người có chí tiến thủ, từ công nhân sản xuất bạn vẫn có thể trau dồi kiến thức, cố gắng học hỏi kinh nghiệm và trang bị thêm các chứng chỉ văn bằng. Sau một thời gian làm việc, bạn có thể trở thành quản lý sản xuất hay các cấp bậc khác (quản chuyền, trường bộ phận,…) với mức thu nhập hấp dẫn hơn.