Nhà tâm lý học Eric Berne đưa ra các khái niệm về trạng thái cái tôi giúp giải thích làm thế nào chúng được tạo thành, và làm thế nào chúng ta liên quan, ảnh hưởng đến người khác. Đó là mô hình Parents-Adult-Child (P-A-C), tức Phụ huynh – Người lớn – Trẻ con.

Mỗi đối tượng có cách ứng xử khác nhau:

Cha mẹ (P): thường quát nạt, ra lệnh, lên lớp.
Người lớn (A): thường suy nghĩ trước sau, hợp tình hợp lý, thưởng phạt công minh.
Trẻ em (C): thường giận hờn, vui vẻ thất thường, hay trách móc, thiếu chín chắn và suy nghĩ.

 mo hinh ung xu

Tùy mỗi ứng xử mà ta sẽ nhận lại phản ứng tương ứng:

1. Ứng xử kiểu (P) thì sẽ nhận được (P) hoặc (C)
2. Ứng xử kiểu (C) thì sẽ nhận được (C) hoặc (P)
3. Ứng xử kiểu (A) thì sẽ nhận được (A)

Ví dụ 1:

Sếp: Anh có phải là con người không? Sao làm sai hoài vậy, đã chỉ dẫn bao nhiêu lần rồi hả? (P)
Nhân viên: Anh chỉ giỏi quát mắng thôi, có giỏi thì anh làm thử đi? (C)

Ví dụ 2:

Sếp: H. à, em cho anh biết có trở ngại gì mà em lại làm sai bảng kế hoạch vậy? (A)
Nhân viên H.: Thưa anh, tại vợ chồng em giận nhau tối qua, nên em mất tập trung. Em sẽ cố gắng chỉnh lại và gởi sếp trước 2h chiều nay. Được không anh? (A)
Sếp: OK, gửi trước 2h cho anh. 4h anh cần tài liệu để đi họp. Lần sau nhớ tập trung làm cẩn thận nghe.

Bạn chọn cách ứng xử nào?

Nguồn: DNSG