Không giống như việc xây dựng một đội ngũ mới hoàn toàn, lãnh đạo một đội ngũ kế thừa từ người tiền nhiệm đòi hỏi cách tiếp cận riêng biệt.

Ở vào vị trí này, có rất nhiều bất lợi: không quen thuộc với đội ngũ, không thể lập tức thay đổi nhân sự để đạt được mục tiêu tăng trưởng do thiếu quyền lực và nguồn lực hoặc do văn hóa hiện tại không cho phép. Có thể so sánh việc lãnh đạo đội ngũ “thừa kế” như là việc sửa một chiếc máy bay đang bay: không thể tắt động cơ để xây dựng sửa chữa mà cần phải giữ sự cân bằng trong khi tiến về phía trước.

1. ĐÁNH GIÁ ĐỘI NGŨ

Khi lãnh đạo một đội ngũ mới, bạn cần xác định nhanh nhân sự hiện thời có phù hợp để thúc đẩy sự phát triển không. Bạn cần nêu rõ những yêu cầu và tiêu chí cần thiết để đội ngũ hiện tại cần có. Những yêu cầu này sẽ còn tùy thuộc vào tình hình hiện tại của đội ngũ. Ví dụ, nếu đang cần thay đổi nhanh chóng một khía cạnh nào đó trong công việc của đội ngũ, thì bạn sẽ cần những người đã thạo việc sẵn – bạn sẽ không có thời gian xây dựng kỹ năng cho đội ngũ cho đến khi công việc ổn định hơn. Nếu bạn đang cần tiếp tục sự thành công hiện tại của đội ngũ, có thể bạn sẽ có nhiều cơ hội và thời gian hơn để phát triển những thành viên tiềm năng trong đội ngũ.

Lãnh đạo đội ngũ được thừa kế

Một yếu tố khác cần quan tâm là đội ngũ của bạn có cần phải phối hợp với nhau không, và phối hợp trong những đầu việc nào. Nếu mọi người thường làm việc độc lập, không cần dựa dẫm vào nhau, thì bạn cần tập trung vào việc đánh giá và quản lý hiệu quả công việc của từng cá nhân. Nếu mọi người trong đội ngũ thường phải phối hợp với nhau để làm việc, bạn cần đánh giá và quản lý khả năng hợp tác và mối quan hệ giữa các thành viên nhiều hơn.

Để đánh giá có hiệu quả, bạn cần kết hợp các cuộc họp với toàn đội ngũ, và các cuộc họp riêng với từng người, cộng với những ý kiến từ các phòng ban khác bên ngoài đội ngũ. Có như vậy, bạn mới có thể phát hiện được vấn đề cần giải quyết và cách giải quyết trong đội ngũ.

Các tiêu chí cần đánh giá:

  • Competence: khả năng và kinh nghiệm chuyên môn để làm việc hiệu quả
  • Trustworthiness: có thể được tin tưởng để giao phó công việc, thẳng thắn với bạn và hoàn thành công việc đúng như cam kết hay không
  • Energy: có thái độ tốt với công việc (không cảm thấy mệt mỏi hoặc lãnh đạm với công việc)
  • People skills: Hòa đồng với mọi người và hỗ trợ hợp tác tốt trong đội ngũ
  • Focus: đặt ra những công việc ưu tiên và tập trung vào những công việc đó, thay vì làm tất cả mọi việc
  • Judgment: có khả năng đưa ra quyết định đúng đắn, đặc biệt khi gặp áp lực cao hoặc phải đối diện với việc hy sinh cho lợi ích của đội ngũ

2. ĐỊNH HÌNH LẠI ĐỘI NGŨ

Sau khi đánh giá, bước tiếp theo là định hình lại đội ngũ trong phạm vi văn hóa công ty, mong muốn của nhà lãnh đạo và nguồn lực hiện có. Nhà lãnh đạo sẽ muốn nhân sự thể hiện những hành vi như chia sẻ thông tin tự do, nhận ra và giải quyết mâu thuẫn nhanh chóng, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, hỗ trợ lẫn nhau và nhất trí đồng lòng một khi quyết định chung đã được thống nhất. Để phát triển những hành vi này, nhà lãnh đạo có thể tập trung vào 4 yếu tố: thành phần của đội ngũ, sự liên kết với một mục tiêu chung, mô hình hoạt động, và khả năng tích hợp những quy luật và kì vọng mới.
tuyen dung nhan su button

Thành phần của đội ngũ

Bạn không thể lập tức thay thế những người làm việc không hiệu quả. Tuy nhiên, có những cách khác để thay đổi thành phần của đội ngũ bạn được thừa kế. Bạn có thể chờ cho đến khi những người không phù hợp tự động rời bỏ đội ngũ, dành chỗ cho người phù hợp hơn mà bạn muốn. Điều này sẽ tốn thời gian, nhưng bạn có thể đẩy nhanh tiến trình bằng cách áp đặt những kì vọng cao hơn về hiệu quả công việc – người yếu kém sẽ tự cảm thấy mình không đủ năng lực. Bạn cũng có thể tìm kiếm các vị trí khác trong công ty phù hợp cho những người này.

Một lựa chọn khác là phát triển những người có tiềm năng cao để họ có thể chịu trách nhiệm cho những công việc mới. Hoặc bạn cũng có thể thay đổi vai trò của từng thành viên để phù hợp hơn với khả năng của họ. Điều này sẽ giúp động viên những người đã quá chán ngán công việc hiện tại.

Sự liên kết

Bạn cần đảm bảo mọi người trong đội ngũ đang cùng nhìn về một hướng. Để làm được điều đó, cần có những câu trả lời mà mọi người đều đồng ý cho các câu hỏi:

Chúng ta sẽ đạt được điều gì?

Tại sao chúng ta nên làm những điều đó?

Chúng ta sẽ làm những điều đó như thế nào?

Ai sẽ làm gì trong đội ngũ?

QTNS sưu tầm nguồn từ HR INSIDER