Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm
Định nghĩa
Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm là khả năng tạo lập nền tảng, dẫn dắt và hỗ trợ một nhóm để đạt được hiệu quả công việc.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Bên cạnh việc thể hiện qua số năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực, khả năng hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ còn được thể hiện qua các hành vi sau:
1) Mức độ 5 – Mức độ xuất xắc
Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kỹ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kỹ năng này cho người khác.
- Chủ động tạo ra cơ hội thăng tiến cho tất cả thành viên trong nhóm
- Thiết lập được uy tín của nhóm với các bên liên quan khác
- Tạo ra được môi trường hiệu quả, giúp các thành viên cải thiện hiệu suất và năng suất làm việc
- Thiết lập được mục tiêu chiến lược dài hạn của nhóm đi đôi với mục tiêu của cả tổ chức
2) Mức độ 4 – Mức độ tốt
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Biết cách xây định hướng phát triển cho nhân viên dựa trên năng lực, sở thích nghề nghiệp và nhu cầu công việc
- Biết lập kế hoạch cho việc đào tạo và trau dồi kỹ năng cho các thành viên
- Xác định được vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm và thiết lập mục tiêu tổng thể
- Tạo được sự gắn kết, tích cực giúp đỡ nhau giữa các thành viên
3) Mức độ 3 – Mức độ khá
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Chỉ định công việc dựa trên cấp độ kỹ năng của thành viên nhóm và lĩnh vực quan tâm
- Biết cách đánh giá nhân viên và đưa ra các đề xuất, phản hồi kịp thời
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm cho kết quả làm việc của nhóm
- Biết cách giải quyết mâu thuẫn nội bộ trong nhóm
4) Mức độ 2 – Mức độ cơ bản
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Đáp ứng được các nhu cầu thiết thực của nhóm và các thành viên
- Đảm bảo rằng các nhiệm vụ của nhóm được hoàn thành
5) Mức độ 1 – Mức độ kém
Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
- Đảm bảo rằng các thành viên có các thông tin cần thiết để hoạt động
- Chưa chủ động quan tâm tới sự tương tác giữa các thành viên
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Bạn đã bao giờ đảm nhận vị trí team leader chưa?
- Liệt kê 5 kỹ năng quan trọng nhất mà một team leader cần có.
- Liệt kê 5 kỹ năng quan trọng nhất mà bạn trông đợi vào thành viên nhóm của mình.
- Liệt kê 3 đức tính quan trọng nhất mà một team leader cần có.
- Liệt kê 3 đức tính quan trọng nhất mà bạn trông đợi vào thành viên nhóm của mình.
- Giả sử một thành viên tích cực trong nhóm của bạn đang có ý định rời đi để đảm nhận một vị trí cao hơn ở tổ chức khác. Là một leader, bạn sẽ làm gì?
- Nên căn cứ vào đâu để phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm?
- Theo bạn, ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi công việc của nhóm không đạt được hiệu quả?
- Số lượng thành viên cần thiết để hoạt động nhóm có hiệu quả là bao nhiêu?
- Theo bạn, điều gì tạo ra khoảng cách giữa leader của nhóm và các thành viên?
- Mô tả lại một lần bạn giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhóm.
- Bạn cho rằng kỹ năng nào quan trọng hơn: làm việc độc lập hay làm việc nhóm?
- Ai là nhà lãnh đạo mà bạn ngưỡng mộ nhất? Vì sao?
- Việc áp dụng kỷ luật nghiêm khắc vào làm việc nhóm có lợi và hại gì?