Kỹ năng từ chối không chỉ đơn giản là việc nói “không” với điều mình không thích mà còn là cả một nghệ thuật xử lý khéo léo và tinh tế. Bạn đã biết cách từ chối để đối phương vẫn cảm thấy được tôn trọng và giữ mối quan hệ chưa?

cach-tu-choi-khong-gay-mat-long-2

Kỹ năng từ chối là gì?

Trong cuộc sống sẽ có những lúc bạn phải từ chối một lời đề nghị, một vấn đề gì đó vì những nguyên nhân khác nhau. Những lúc như này, kỹ năng từ chối trở nên vô cùng cần thiết.

Kỹ năng từ chối là cách bạn sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ đúng mực để nói “không” trước những trường hợp bạn không thể chấp thuận lời đề nghị của đối phương.

Chắc hẳn bạn đã gặp rất nhiều trường hợp dù bản thân không muốn nhưng vẫn cố chấp nhận lời đề nghị của người. Dù bạn thật sự muốn từ chối nhưng lại không dám nói “không”. Nguyên nhân là do bạn sợ làm mất lòng người khác và phá hỏng hình tượng của bản thân. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức vào những việc mà bản thân không thích, thậm chí bị người khác lợi dụng.

Chính vì thế, mỗi chúng ta hãy rèn luyện kỹ năng từ chối để không làm mất lòng đối phương. Để từ chối khéo léo, bạn cần sử dụng những nghệ thuật về nắm bắt tâm lý người khác, lựa chọn thời điểm từ chối, thái độ từ chối phù hợp…

no

Tầm quan trọng của kỹ năng từ chối

Mỗi người chúng ta đều sở hữu một cuộc đời riêng và bạn không cần phải chạy theo tất cả lời đề nghị của mọi người nếu bản thân không cảm thấy thoải mái. Chính lúc này, kỹ năng từ chối sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc và cả cuộc sống.

Khi chúng ta biết cách từ chối sẽ khẳng định giá trị của bản thân và nhận được sự tôn trọng từ mọi người thay vì suy nghĩ bạn là đứa dễ sai vặt, bắt nạt… Bạn có thêm nhiều thời gian và công sức để để tập trung cho công việc, cuộc sống của mình và phát triển, theo đuổi những dự định riêng.

Đa phần việc phải chấp nhận những công việc không thích đều khiến bạn cảm thấy áp lực, chán nản. Vì thế, nếu từ chối, bạn sẽ bớt đi gánh nặng và tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Từ chối yêu cầu của người khác không phải là ích kỷ nếu nó ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của bạn.

Bên cạnh đó, học được kỹ năng từ chối cũng giúp bạn có cái nhìn khách quan về mọi vấn đề trong cuộc sống, từ đó, đánh giá sự việc rõ ràng và công tâm hơn. Nghệ thuật nói “không” sẽ giúp mỗi chúng ta tiến đến thành công nhanh và bền lâu hơn.

Rèn luyện kỹ năng từ chối

Từ chối là việc không quá khó nhưng để từ chối khéo léo là điều không phải ai cũng biết. Vây phải rèn luyện kỹ năng từ chối như thế nào?

Đánh giá đúng khả năng bản thân

Trước khi quyết định nhận lời giúp đỡ hay từ chối của đối phương, bạn cần đánh giá đúng khả năng của mình. Bạn cần phải hiểu mình có thật sự giúp được người khác không, khả năng của mình có làm được không, việc giúp đỡ có ảnh hưởng đến công việc của mình không…

Thái độ từ chối khéo léo

Để từ chối mà không làm mất lòng đối phương, chúng ta cần giữ thái độ khôn khéo và mềm mỏng. Bạn hãy đặt mình vào đối phương và xem xét cách từ chối thích hợp. Thái độ tốt nhất trong mọi cuộc từ chối chính là chân thành và thiện chí, tránh thái độ khó chịu, nóng nảy. Bạn hoàn toàn có thể gửi lời xin lỗi thật lòng, kiểm soát sự nóng giận để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bản thân và các mối quan hệ.

Lý do từ chối

Muốn từ chối hiệu quả, bạn cần có lý do từ chối hợp lý. Có nhiều cách để từ chối đối phương như thể hiện sự bận rộn của bạn, bạn cần sắp xếp lịch trình và kế hoạch, xin lỗi và hẹn họ khi bạn rảnh sẽ giúp đỡ ở lần sau…

Đừng cảm thấy có lỗi

Hầu hết mọi người đều không dám từ chối người khác vì sợ làm mất lòng đối phương và mất đi mối quan hệ tốt đẹp trước đó. Vì thế, để rèn luyện kỹ năng từ chối, bạn không nên thấy có lỗi. Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, miền là nói “không” một cách mềm mỏng, khéo léo và dễ cảm thông hơn.

Dẫu biết việc giúp đỡ người khác là rất tốt song bạn cũng có công việc và cuộc sống riêng. Khi đã đánh giá được lời đề nghị đó vượt quá khả năng của bạn thì hãy từ chối và đừng nghĩ quá nhiều về nó.

Học hỏi kỹ năng từ chối qua sách, báo

Bên cạnh việc học cách từ chối từ thực tiễn, bạn có thể rèn luyện kỹ năng này thông qua sách, báo. Đây là phương pháp rất hay và bổ ích vì trên sách, báo có nhiều tư liệu về kỹ năng từ chối, những câu chuyện, cách từ chối hiệu quả của những người nổi tiếng, doanh nhân…

Trau dồi thêm kỹ năng chưa bao giờ là đủ đối với mỗi chúng ta. Càng có nhiều kỹ năng, bạn càng có thêm nhiều hiểu biết, xử lý tình huống tốt hơn và đương nhiên cách bạn từ chối cũng khéo léo và dễ thấu hiểu hơn.

Nghệ thuật từ chối trong công việc, tình cảm và cuộc sống

Dưới đây là những kỹ năng từ chối hiệu quả mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống.

tu choi

Từ chối trong công việc

Trong công việc không thể tránh được những tình huống bất ngờ như việc cấp bách từ cấp trên hoặc đồng nghiệp nhờ giúp đỡ. Nếu đang quá bận hoặc nhận thấy công việc đó không đáng để nhờ cậy, bạn hãy từ chối. Để từ chối những việc không cần thiết, bạn có thể áp dụng một số sách dưới đây:

  • Thứ nhất, hãy cho đối phương thấy bạn cũng đang cần giải quyết rất nhiều công việc. Vì vậy, bạn không thể nhận thêm những việc khác.
  • Thứ hai, nếu nhận thấy nhiệm vụ được nhờ vả nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, hãy giới thiệu cho họ một người có khả năng hơn.
  • Thứ ba, bạn hãy cho đối phương thấy sự thành thật của bản thân rằng bạn rất muốn giúp nhưng điều kiện không cho phép. Đừng quên lời nhắn trong một dịp khác, bạn sẽ cố gắng giúp đỡ họ.
  • Thứ tư, trong những trường hợp bị nhờ vả một cách quá đáng, bạn đừng ngại thẳng thắn từ chối. Đây là cách để bạn khẳng định giá trị và tôn trọng chính bản thân mình.
  • Thứ năm, hãy cho đối phương một cái hẹn khác đảm bảo bạn có thể giúp đỡ họ.

Từ chối trong chuyện tình cảm

Từ chối tình cảm là một trong những việc khó khăn mà mỗi chúng ta cần phải học hỏi. Có rất nhiều trường hợp vì sợ làm tổn thương đối phương mà không nỡ từ chối khiến tình cảm không rõ ràng gây nên những hiểu lầm sau này. Bạn phải luôn nhớ rằng, chuyện tình cảm càng dứt khoát càng tốt cho cả hai người.

Thế nhưng, trước khi từ chối, chúng ta cần đặt mình vào vị trí của đối phương, không coi thường, xúc phạm tình cảm của họ. Bất cứ tình cảm nào cũng đáng được tôn trọng.

Để từ chối một cách khéo léo, bạn có thể gửi đến đối phương một lời cảm ơn chân thành và giải thích chân thật nhất tình cảm từ phía bạn. Thay vì nói “không”, chúng ta có thể từ chối bằng cách thiện chí và khéo léo hơn. Nếu bạn muốn dứt khoát, tránh việc mập mờ, nuôi hy vọng cho đối phương thì hãy đặt ra giới hạn tình cảm mà bạn mong muốn giữa hai người.

Từ chối trong cuộc sống

Bên cạnh công việc và tình cảm, ở ngoài cuộc sống cũng có rất nhiều trường hợp đòi hỏi bạn phải ứng dụng kỹ năng từ chối của mình. Đây là kỹ năng cần thiết để mỗi chúng ta rèn luyện và tránh ảnh hưởng đến bản thân. Đặc biệt là trong các bàn tiệc, việc từ chối rượu bia cũng đòi hỏi rất nhiều nghệ thuật.

Có một số trường hợp lợi dụng lòng tốt của người khác để trục lợi, lừa đảo, thậm chí ảnh hưởng đến chính sự an toàn của bạn. Do đó, trước khi chấp thuận giúp đỡ ai đó, bạn hãy quan sát và đánh giá sự việc kỹ lưỡng, cẩn trọng.

Kết

Kỹ năng từ chối là nghệ thuật quan trọng trong cuộc sống. Biết nói “không” một cách khéo léo và tinh tế sẽ giúp bạn nâng cao giá trị của bản thân và nhanh chóng đi đến thành công.

Nguồn: jobsgo.vn