Từ điển năng lực

Thư viện từ điển năng lực
  • Tham khảo các từ điển năng lực
  • Phần mềm nhân sự EZHR9

    Phần mềm Quản lý Nhân sự EZHR9 với đầy đủ chức năng như: Hồ sơ nhân viên, Hợp đồng, Bảo Hiềm, Tính lương, Đánh giá KPI,…


    ezHR9

    Kỹ năng đàm phán – thuyết phục

    Định nghĩa

    Kỹ năng đàm phán – thuyết phục là khả năng đưa ra phương án thống nhất trong tình huống mâu thuẫn, giảm thiểu xung đột lợi ích giữa các bên để đạt được kết quả tốt nhất và giữ vững mối quan hệ hợp tác.

    Biểu hiện hành vi ở các mức độ

    1_Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: 

    Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.

    • Thuyết phục được đội ngũ quản lý cấp cao đồng ý với các thay đổi lớn, có tầm ảnh hưởng rộng
    • Biết điều chỉnh thái độ của bản thân linh hoạt theo tình huống
    • Thấu hiểu được chính xác nhu cầu của đối phương, đưa ra được phương án khéo léo khiến đối phương hài lòng
    • Ngôn ngữ và giọng điệu linh hoạt, có tính thuyết phục cao và tạo được ảnh hưởng lên đối phương

    2_Mức độ 4 – Mức độ tốt:

    Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.

    • Thuyết phục được đội ngũ cấp cao theo các đề xuất của cá nhân
    • Biết xử lí khôn khéo khi bị phản đối
    • Luôn đặt mình vào tình thế của đối phương và đưa ra được những phương án đề xuất hợp lí
    • Diễn đạt rành mạch, rõ ràng, có tính thuyết phục cao

    3_Mức độ 3 – Mức độ khá:

    Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.

    • Tạo dựng được sự tin tưởng của một tập thể theo đề xuất của cá nhân
    • Biết hướng xử lí đúng khi bị phản đối
    • Luôn đặt mình vào tình thế của đối phương, nhưng phương án đề xuất chưa thực sự thuyết phục

    4_Mức độ 2 – Mức độ cơ bản:

    Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.

    • Chủ động lắng nghe nguyện vọng của đối phương, trình bày rành mạch phương án đề xuất dù không thực sự thuyết phục

    5_Mức độ 1 – Mức độ kém:

    Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác

    • Biết kiểm soát thái độ của bản thân khi gặp phản đối nhưng còn lúng túng khi suy nghĩ phương án
    • Có khả năng diễn đạt rành mạch ý kiến cá nhân nhưng không tạo được sự thuyết phục

    Bộ câu hỏi phỏng vấn

    • Kể lại một tình huống bạn đàm phán thành công / thất bại.
    • Định nghĩa của bạn về một cuộc đàm phán thành công là gì?
    • Tình huống đàm phán khó khăn nhất mà bạn từng tham gia là gì?
    • Bạn thường chuẩn bị như thế nào trước cuộc đàm phán?
    • Thử tiến hành một elevator pitch với tôi về sản phẩm/dịch vụ hiện tại của công ty bạn.
    • Lấy ví dụ về một giải pháp win-win (2 bên cùng có lợi) mà bạn từng đề xuất.
    • Nếu như bạn phải đào tạo cho một nhân viên mới về kỹ năng đàm phán-thuyết phục, bạn sẽ nói gì với họ?
    • Những chiến lược gây ảnh hưởng nào mà bạn biết và thường sử dụng. Kể lại một tình huống mà bạn chủ động sử dụng chiến lược gây ảnh hưởng đến đối phương.
    • Quyết định khó khăn nhất mà bạn phải đưa ra trong quá trình đàm phán-thuyết phục?
    • Bạn đang thuyết phục khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm/dịch vụ nhưng họ liên tục chê sản phẩm/dịch vụ của bạn và nói tốt quá lời về đối thủ. Bạn sẽ xử lí tình huống đó như thế nào.
    • Bạn có giỏi đọc vị người khác không? Bạn đoán tôi là người như thế nào?
    • Bạn sẽ nổi giận khi nào?