1. Tỷ lệ phải làm lại – rework
- Tỷ lệ phải làm lại là số sản phẩm làm hư phải sửa lại theo yêu cầu.
- Tỷ lệ này phản ảnh thời gian mất mát của công ty do công nhân phải làm lại sản phẩm, công đoạn.
Các loại tỷ lệ làm lại:
a. Tỷ lệ làm lại của các công nhân trong một bộ phận.
- Tỷ lệ này phản ảnh tay nghề của công nhân hay mức độ cẩn thận của từng công nhân.
- Có những công nhân năng suất rất cao nhưng tỷ lệ làm lại cũng rất cao.
b. Tỷ lệ làm lại của cả một bộ phận:
- Sử dụng tỷ lệ này để biết mức độ hàng phải làm lại và khả năng quản lý của trưởnmg bộ phận đó.
c. Tỷ lệ làm lại của các bộ phận so sánh với nhau.
- Tỷ lệ này so sánh tỷ lệ làm lại giữa các bộ phận, bạn không phải so sánh về mặt giá trị mà bạn chỉ cần so sánh về mặt số lượng.
d. Tỷ lệ làm lại của toàn công ty.
e. Số tiền bị mất do phải làm lại.
- Thời gian mất mát do phải làm lại sản phẩm bao gồm thời gian đã làm sản phẩm + thời gian phải làm + thời gian chuẩn bị – thời gian chuẩn.
- Bạn nhân thời gian với năng suất * đơn giá để ra hao phí về mặt giá trị tiền. Bạn có thể so sánh giữa các cá nhân và bộ phận với nhau.
2. Tỷ lệ hàng hư
- Tỷ lệ hàng hư là toàn bộ các sản phẩm bị hư do bộ phận hoặc cá nhân đó làm ra.
a. Tỷ lệ hàng hư cá nhân
- Tỷ lệ hàng hư của cá nhân có thể tính theo công đoạn hay sản phẩm.
- Bạn nên có một chính sách thưởng/phạt để khuyến khích giảm và phạt tăng đối với tỷ lệ này.
- Ví dụ: bạn tính từng tỷ lệ bạn sẽ có mức thưởng tương ứng với số tiền bạn thu được do giảm tỷ lệ hàng hư. Công ty bạn tỷ lệ hàng hư là 3 %, vậy nếu 2 % thì nhân viên được 1 % * số lượng hàng * đơn giá * tỷ lệ thưởng (ví dụ là 15 %). Tất nhiên, bạn cần đưa ra một con số đủ hấp dẫn công nhân.
b. Tỷ lệ hàng hư bộ phận
- Bằng tổng số lượng hư/ tổng số lượng sản phẩm / order.
- Bạn có thể tạo chính sách thưởng phạt như phần 2.b.
Thư viện KPI
Xem KPI của các bộ phận khác:
- KPI bộ phận nhân sự
- KPI bộ phận marketing
- KPI bộ phận Sale
- KPI bộ phận Tài chính