1. Hệ số giá trên thu nhập một CP: P/E
- P/E là hệ số dùng đánh giá đo lường mối liên hệ giữa thu nhập hiện tại và giá mỗi CP, hay cho biết NĐT sẵn sàng trả giá cho mỗi CP cao hơn mức thu nhập hiện tại bao nhiêu lần.
- Theo quan điểm “bảo thủ”, P/E dưới 10 thì nên mua. Nếu đang nắm giữ CP có mức P/E từ 10 – 12 lần thì không nên bán và có thể mua tiếp. P/E 12 – 18 có thể mua được khi thị trường đang trong giai đoạn ổn định theo hướng tốt. P/E từ 18 trở lên xem xét bán CP. Tuy nhiên, với NĐT theo trường phái “tăng trưởng”, P/E có thể được chấp nhận cao hơn nếu tốc độ tăng lợi nhuận (E) cao.
2. Hệ số giá trên giá trị sổ sách một CP: P/B
- Tài sản của Cty trừ đi các khoản nợ và các khoản phải trả khác. Có ý nghĩa liên qua đến độ an toàn của khoản đầu tư dài hạn, P/B còn cho biết NĐT sẵn sàng trả giá cho một CP cao hơn gấp bao nhiêu lần giá trị sổ sách. Hệ số này càng cao thì rủi ro càng lớn.
- Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chỉ P/B không mấy ý nghĩa đối với những Cty trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ nghiên cứu,.. lĩnh vực chứa đựng nhiều yếu tố vô hình, vì giá trị sổ sách không phản ánh được các yếu tố như phát minh sáng chế, sáng tạo của nhân viên, thương hiệu,… P/B thật sự có ý nghĩa trong lĩnh vực tài chính, sản xuất, xây dựng… Với thị trường đang phát triển, P/B được cho là hợp lý chỉ vào khoảng 2-3 lần, thị trường phát triển nóng không nên đầu tư khi P/B quá 5 lần.
3. Hệ số giá trên doanh thu: P/SR:
- Hệ số giá trên doanh thu của mỗi CP cho biết NĐT trả giá cao hơn gấp bao nhiêu lần doanh thu của một CP. Hệ số này đánh giá trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Cty, nhược điểm của chỉ số này là chưa tính đến yếu tố chi phí trong kỳ vì doanh thu lớn không đồng nghĩa với lợi nhuận cao.
4. Hệ số giá trên dòng tiền: P/Cash:
- P/Cash là chỉ số giá trên dòng tiền rỗi (số tiền còn lại của Cty sau khi thanh toán hết các khoản chi phí). Một số quan điểm khi phân tích đánh giá CP một Cty không chú trọng đến lợi nhuận ở thời hiện tại mà tập trung vào dòng tiền rỗi của Cty đó.
- Nếu P/Cash thấp có nghĩa hoạt động kinh doanh của Cty phát hành đang trong trạng thái lành mạnh và còn nhiều tiền để trả lợi tức cổ phần hoặc mua CP. Điều này có nghĩa thu nhập của cổ đông sẽ tăng. Chỉ số P/Cash thấp có thể do Cty dự trữ tiền nhiều nhằm mục đích mở rộng phát triển kinh doanh trong tương lai. Quan điểm bảo thủ cho rằng khi P/Cash thấp thì nên đầu tư.
5. Hệ số tăng trưởng PE/G:
- Chỉ số đầu tư tăng trưởng này dùng để đánh giá giá trị tiềm năng của một CP, cho thấy kỳ vọng của NĐT đã được tính trong CP như thế nào.
- PE/G cần được đánh giá trong tương quan ngành và toàn bộ nền kinh tế. Nếu hệ số PE/G thấp hơn 1 có thể Cty đang bị đánh giá thấp, PE/G bằng 1 chứng tỏ giá trị của Cty được phản ánh đầy đủ vào giá trị CP. PE/G lớn hơn 1 thì CP đang bị đánh giá cao.
6. Hệ số sinh lời của tài sản ROA:
- Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó. ROA = thu nhập ròng / tổng tài sản.
- Tỉ suất này rất quan trọng khi phân tích lựa chọn CP. Khi đánh giá ROA cần phải so sánh với các Cty trong cùng ngành.
- Chỉ tiêu này là thước đo cho biết tài sản của Cty được sử dụng như thế nào, đồng thời còn cho biết việc thực hiện chức năng của ban quản lý trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập. Nếu chỉ tiêu này nhỏ cho thấy DN sử dụng vốn không hiệu quả.
7. Hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE:
- ROE= Lợi nhuận ròng / Vốn cổ phần.
- Tỉ số này đánh giá mức sinh lời vốn chủ của DN, chỉ tiêu này càng cao thì vốn cổ đông của Cty càng được sử dụng hiệu quả và ngược lại.
- Lưu ý khi đánh giá chỉ tiêu này, vốn chủ sở hữu càng lớn thì chỉ tiêu này càng thấp và nên so sánh Cty tương đương về vốn. Mức đầu tư hợp lý đối với DN sản xuất chỉ tiêu này phải đạt từ 20% trở lên, lĩnh vực tài chính từ 15% trở lên.
Thư viện KPI
Xem KPI của các bộ phận khác:
- KPI bộ phận nhân sự
- KPI bộ phận marketing
- KPI bộ phận Sale
- KPI bộ phận Tài chính