Tổng quan về KPI (Key performance indicators – chỉ số trọng yếu đo lường hiệu quả công việc)

Định nghĩ về KPI 

Có 4 loại thước đo lường hiệu suất:

  • RI (Result Indicator): trình bày tóm tắt hiệu suất làm việc trong một khu vực cụ thể, ví dụ như số lượng bán hàng của một bộ phận
  • KRI (Key Result Indicator): trình bày tổng quan hiệu suất của một doanh nghiệp trong quá khứ
  • PI (Performance Indicator): trình bày các mục tiêu đo lường để cải thiện hiệu suất
  • KPI (Key Performance Indicator): trình bày các mục tiêu đo lường để cải thiện hiệu suất đáng kể

 

Các loại KPI 

Có 2 loại chỉ số KPI tài chính và phi tài chính. Dựa theo khuôn khổ thẻ điểm cân bằng (Balanced Scoreboard) của Kaplan và Norton, có 4 khía cạnh trong một doanh nghiệp mà KPI có thể được hình thành:

  • Tài chính: ví dụ như tăng trưởng doanh số bán hàng, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư
  • Khách hàng: ví dụ như thị phần, sự hài lòng của khách hàng
  • Quy trình kinh doanh nội bộ: như hiệu quả lao động, doanh thu tài sản vật chất
  • Việc học tập và phát triển của nhân viên: sự hài lòng của nhân viên, đầu tư đổi mới và nghiên cứu

Hãy thận trọng

Rất thiều người nói về KRI như thể đó là KPI!

KPI là hướng tới tương lai, liên kết chặt chẽ hơn với các mục tiêu chiến lược và mang tính hành động rõ ràng. Với KPI, ưu tiên không phải là để tiến gần với đo lường trong thời gian thực bởi vì KPI tập trung hơn vào chiến lược.

Trong khi các chỉ số đo lường hoạt động KRI cần phải được giám sát giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác hoặc phải được điều chỉnh thường xuyên, KPI lại không thay đổi nhiều.

Lưu ý trong quá trình ứng dụng KPI – những ngộ nhận về KPI

  • Cần phần biệt chỉ Số Kết Quả (RI), Chỉ Số Kết Quả Chủ Yếu (KRI) và chỉ số KPI
  • KPI là để phục vụ chiến lược kinh doanh, không nhất thiết phải đo hàng ngày – hàng tuần
  • KPI không nhằm phục vụ mục tiêu đánh giá nhân viên, kể các việc đánh giá nhân viên quản lý cấp trung và cấp cao ( thay vì vậy nên sử dụng KRI để đánh giá)
  • KPI không phải là công việc của phòng nhân sự ( KRI có thể đúng), KPI nên được phụ trách bởi những người có quyền hành cao nhất trong tổ chức
  • KPI nên được đi chung với BSC & bản đồ chiến lược

Các công cụ hỗ trợ việc thực hiện KPI 

  • Biểu mẫu trình bày KPI dưới dạng thẻ điểm cân bằng BSC
  • Bản đồ chiến lược
  • Biểu mẫu BSC tích hợp bản đồ chiến lược & KPI
  • Danh sách một vài chỉ số KPI để tham khảo
  • Mẫu xây dựng thông tin chi tiết của KPI
  • Cách ứng dụng KPI vào chiến lược công ty, dựa trên mô hình thẻ điểm cân bằng

Download tài liệu về KPI

Thao khảo các chỉ số KPI của một số lĩnh vực kinh doanh & vị trí công việc

Environment

Health & Safety

Data Quality

Innovation

Improvement

IT Service Desk & Support

IT Incident & Problem

IT Financials

IT Change & Release

IT Availability

Reward & retainment

Training

HR ratios

Internal communications

Recruitment

Payroll

Assets

Taxes

Budgets – Hoạch định ngân sách

Financial reporting

Financial ratios

Accounting ratios

Help / Support Desk

Field services

Customer service

Customer relationship

Strategy

Download tài liệu về KPI

 

chi so kpi