Một kế hoạch định hướng tốt phải đạt được những kết quả sau:

– Làm cho người mới đến cảm thấy thoải mái và được chào đón

– Tạo được ấn tượng tốt và thái độ tích cực của nhân viên mới đối với công ty

– Giảm thiếu mọi tình huống dẫn đến mọi sự hiểu nhầm hay những quan niệm sai về chính sách của công ty

– Tăng cường việc trao đổi thông tin giữa các nhân viên

– Nâng cao năng suất thực hiện công việc

Khi thiết kế chương trình đào tạo định hướng, cần phải chú ý những điểm sau:

– Một chương trình đào tạo tốt đòi hỏi phải có thời gian. Chúng ta không thể nhồi hàng tấn kiến thức cho người mới đến một lúc được. Những thông tin được đưa theo phương thức nhỏ giọt trong nhiều ngày sẽ giúp người mới đến trải nghiệm và nhớ lâu hơn

– Đối với những nội dung quan trọng, chúng ta nên đề cập lại sau đó một vài tuần.

– Giới thiệu cho người mới đến những sản phẩm/dịch vụ của công ty ngay cả khi có thể nó không liên quan trực tiếp đến phòng ban của họ hoặc không được liệt kê trong bản mô tả công việc của họ

– Những người tham gia đào tạo định hướng phải được chọn lựa kỹ càng và phải là người am hiểu sâu sắc văn hóa doanh nghiệp cũng như các quy định, chính sách, qui trình và sản phẩm của công ty.

– Những người tham gia đào tạo định hướng phải biết là người biết lắng nghe và biết trả lời các câu hỏi. Tuyệt đối không được tỏ ra bực mình nếu không nhân viên mới sẽ cảm thấy ngại ngùng không dám đặt câu hỏi

– Người quản lý nên cử một nhân viên cũ làm “hàng xóm” với một nhân viên mới trong những ngày đầu để họ có thể thỉnh thoảng hỗ trợ cho người mới đến.

– Nên cung cấp một Bản liệt kê chương trình đào tạo định hướng (Orientation Checklists) cho từng người mới đên. Bản liệt kê đào tạo định hướng sẽ là kim chỉ nam để cả công ty và nhân viên mới cùng nhau thực hiện.

– Chương trình định hướng cũng phải liên tục được cập nhật khi qui mô công ty và mục tiêu kinh doanh thay đổi

Nguồn:  Cimas