Từ KPI của doanh nghiệp
KPI là những thước đo có thể lượng hóa được. Những thước đo này nhận được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp và phản ánh những nhân tố thành công thiết yếu của doanh nghiệp. Vd: Khi doanh nghiệp đặt mục tiêu “trở thành doanh nghiệp có hiệu suất lợi nhuận cao nhất trong ngành”, các chỉ số KPI sẽ xoay quanh lợi nhuận và các chỉ số tài chính.Trong đó, “Lợi nhuận trước thuế” và “Vốn/tài sản cổ đông” là những chỉ số chính.
Chỉ số KPI chỉ có giá trị khi được xác định và đo lường một cách chính xác. “Thu hút càng nhiều khách hàng cũ, mua hàng nhiều lần” là một chỉ số KPI vô ích nếu không phân biệt rõ ràng giữa khách hàng mới và khách hàng cũ. “Trở thành doanh nghiệp nổi tiếng nhất” không phải là một chỉ số KPI do không có cách nào đo được sự nổi tiếng của doanh nghiệp hay so sánh nó với các doanh nghiệp khác.
Việc xác định rõ các chỉ số KPI và bám sát các chỉ số này rất quan trọng. Đối với KPI “gia tăng doanh số”, cần làm rõ các vấn đề như đo lường theo đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Sản phẩm trả lại sẽ bị khấu trừ trong tháng sản phẩm được bán ra hay trong tháng sản phẩm được trả lại? Doanh thu sẽ được tính theo giá niêm yết hay giá bán thực tế?
Một khi đã định hình được các chỉ số KPI chuẩn, hãy sử dụng chúng như là những công cụ quản trị. KPI giúp toàn bộ nhân viên thấy được bức tranh tổng thể về những nhân tố quan trọng và những việc họ cần ưu tiên thực hiện. Hãy sử dụng những chỉ số này để đo lường một cách hiệu quả. Bạn cũng cần đảm bảo mọi nhân viên tập trung vào việc đạt mục tiêu đề ra trong chỉ số KPI. Ngoài ra, hãy dán chỉ số KPI này ở nhiều nơi như phòng ăn, trên tường phòng hội thảo, hệ thống intranet ( hệ thống mạng nội bộ), hay thậm chí là trên website. Quan trọng hơn, phải chỉ ra mục tiêu cụ thể cho từng chỉ số KPI và vạch ra tiến trình để đạt được mục tiêu đó, như vậy sẽ giúp cho các nhân viên có thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Các tiêu chí đo lường năng suất KPI – Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc.
Thông thường mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Nhà quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả của chức danh đó. Dựa trên việc hoàn thành KPI, công ty sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân.
Nói 1 cách đơn giản, tương tự như khi đi vào một phòng khám đa khoa, người ta sẽ tham vấn cho mình một loạt những test (thử máu, huyết áp, nhịp tim, X quang, nước tiểu, mắt, mũi, chân tay, thần kinh, vv…). Nếu ta khám hết, bác sỹ sẽ cho ta một loại kết quả thể hiện bằng những chỉ số định tính và định lượng. Tất cả những thông tin đó đều là KPI về tình trạng sức khỏe của chúng ta.
Chúng ta giám sát sức khỏe của mình, của doanh nghiệp, phòng ban và nhân viên, vv… thông qua các KPIs. Từ đó biết được chúng ta đang có sức khỏe tốt hay xấu, doanh nghiệp đang thắng hay thua, nhân viên đang hoạt động ra sao, vv… để rồi đưa ra các biện pháp giải quyết hiệu quả.
Đến “KPI” của phòng ban & trưởng bộ phận
Khi đã có KPI của doanh nghiệp, hãy chia nhỏ nó ra thành cách KPI của từng phòng ban.
Có rất nhiều chỉ số có thể đo lường được, nhưng không phải tất cả trong số chúng đều là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp. Khi chọn lựa các chỉ số KPI, cần phải thận trọng chọn ra những chỉ số thật sự cần thiết và có thể giúp cho doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra, vì vậy không nên chọn quá nhiều chỉ số KPI cùng một lúc. Điều cũng khá quan trọng là phải đề ra số lượng KPI vừa đủ để toàn thể nhân viên có thể tập trung hoàn thành mục tiêu.
Tốt hơn hết là doanh nghiệp nên xây dựng khoảng 3 hay 4 chỉ số KPI tổng thể cho toàn bộ hoạt động doanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp sẽ xây dựng 3,4 hay 5 chỉ số KPI khác nhằm hỗ trợ cho mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
Ví dụ chỉ số KPI tổng thể của toàn doanh nghiệp là “Gia tăng sự hài lòng của khách hàng”, thì mỗi phòng ban khác nhau, chỉ số KPI sẽ được triển khai khác nhau. Phòng sản xuất có thể phát triển chỉ số KPI là “Số lượng sản phẩm bị từ chối sau khi được kiểm tra chất lượng”, trong khi phòng kinh doanh đặt ra chỉ số KPI là “Tổng thời gian khách hàng phải chờ trước khi có nhân viên kinh doanh trả lời”. Việc phòng kinh doanh và sản xuất đạt được mục tiêu đề ra trong các chỉ số KPI của mình sẽ giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra trong chỉ số KPI tổng thể.
Đến “KPI của nhân viên”
Đối với mỗi nhân viên ở cấp độ thấp, mối liên hệ thường thấy nhất của họ với các mục tiêu KPI của tổ chức là gia tăng năng suất cá nhân. Do đó, KPI cho từng nhân viên có thể được hiểu là chỉ số đo lường hiệu suất công việc.
Tải về đầy đủ các tiêu chí đo lường năng suất (KPI) từng vị trí
- Tất cả
- An toàn lao động
- báo cáo tài chính
- Bảo trì
- Biểu mẫu tuyển dụng
- Các khóa học nhân sự
- Cải tiến & sáng tạo
- Chăm sóc khách hàng
- Chất lượng dữ liệu
- Chất lượng tài liệu
- Chỉ số công nghệ thông tin
- Chỉ số kế toán
- Chỉ số nhân sự
- Chỉ số tài chính
- chỉ số truyền thông nội bộ
- chỉ số tuyển dụng
- Chỉ số về quản lý ngân sách
- Chỉ số về tài sản
- chỉ số về thuế
- Chỉ số đào tạo
- chi trả lương
- Dịch vụ khách hàng
- Dịch vụ tận nơi
- Hệ thống phúc lợi
- Hỗ trợ khách hàng
- Hỗ trợ từ bộ phận IT
- Hoạt động cải tiến
- Khó khăn HRM SME
- Knowledge
- KPI kỹ thuật
- KPI nhân sự
- Môi trường
- Nghiên cứu & phát triển
- Quan hệ khách hàng
- Quản lý & lãnh đạo
- Quản lý Chiến lược
- Sản xuất
- Sáng tạo & đổi mới
- sự sẵn sàng của hệ thống IT
- Sự đổi mới về IT
- Sự đóng góp vào quá trình cải tiến, đào tạo
- Tài chính & kế toán
- Tài chính của IT
- Trách nhiệm của tổ chức
- Trách nhiệm xã hội
- Tuân thủ kỷ luật
- Vấn đề về IT
- Đạo đức trong môi trường làm việc