Hội thảo Quản lý nhân lực kỷ nguyên 4.0

Nơi các nhà quản trị nhân lực hội tụ

Kết quả đánh giá KPI sẽ là thông tin quan trọng, cơ sở rõ ràng để Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với từng bộ trưởng còn người dân có cơ sở để đánh giá hiệu quả đối với những người lãnh đạo địa phương.

Ông Phan Sơn – Chuyên gia KPI và hiện là chuyên gia trưởng tại HRD Academy đánh giá cao việc Quyền Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng giao KPI (chỉ số đo lường mức độ hoàn thành công việc) đối với tất cả các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ. Ông Sơn cho rằng đã đến lúc quản lý Nhà nước nên tiệm cận đến các phương pháp quản trị tiên tiến để thúc đẩy hiệu suất làm việc của đội ngũ, tạo môi trường đánh giá công bằng, minh bạch, từ đó tạo động lực thực hiện công việc cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức.

Việc áp KPI cần được thực hiện đồng loạt đối với cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước. Các vị trí quan trọng, đầu tàu như Bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành cần được áp dụng thực hiện trước.

– Việc này sẽ đem lại tác động, hiệu quả như thế nào, thưa ông?

Theo tôi, việc này sẽ tạo ra một số tác động:

  • Một là, thay đổi tư duy và nhận thức của cán bộ về quản trị và đánh giá hiệu quả công việc. Thay vì các đánh giá chung chung như trước đây là hoàn thành nhiệm vụ, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ… chúng ta sẽ chuyển sang đánh giá dựa trên các chỉ số KPI, dựa trên mức độ hoàn thành công việc của từng mục tiêu so với yêu cầu. Dần dần chúng ta sẽ chuyển sang tư duy về “sự hiệu quả” hơn là tư duy “đúng quy trình”
  • Hai là, thay đổi cách các đơn vị xây dựng mục tiêu cho từng thời kỳ. Để đạt được mục đích giao KPI cho các đơn vị cấp dưới và cá nhân, hệ thống mục tiêu sẽ  ngày càng chính xác, tường minh và định lượng hơn. Bởi vì nếu không, sẽ không thể giao KPI cho cá nhân được.
  • Ba là, thay đổi cách tương tác giữa cấp trên và cấp dưới trong thực thi công vụ. Dựa trên KPI, mọi thông tin ngày càng rõ hơn, kết quả đánh giá ngày càng sát thực hơn. Điều này sẽ giúp giảm thiếu các yếu tố mang tính chất “chính trị”, “quan hệ”, “hậu duệ”… Môi trường làm việc trở nên minh bạch và công bằng hơn.

– Khó khăn khi áp dụng KPI cho các đơn vị quản lý Nhà nước chắc hẳn sẽ không ít?

Ngay cả các doanh nghiệp, nơi quản trị khá năng động và linh hoạt thì việc áp dụng KPI cũng gặp nhiều khó khăn. Với các đơn vị quản lý nhà nước, có thể hình dung một vài khó khăn sau:

  • Một là, các cơ quan đơn vị vẫn chưa có hệ thống mục tiêu thực sự rõ ràng, định lượng. Điều này sẽ gây khó khăn khi giao KPI xuống dưới.
  • Hai là, mỗi một vị trí cần có Mô tả công việc (MTCV) rõ ràng. Từ đó mới thiết kế được các chỉ số KPI một cách khoa học.
  • Ba là, quá trình triển khai giao KPI cách thức mới hoàn toàn so với cách giao việc, đánh giá kiểu cũ đã tồn tại hàng chục năm, đã ăn sâu trong nhận thức tại các đơn vị quản lý nhà nước. Tâm lý hoài nghi, phản kháng chắc chắn sẽ xuất hiện.
  • Bốn là, giao và đánh giá theo KPI hoàn toàn là một kỹ năng mới của người giữ vị trí quản lý các cấp. Do đó nếu không được tập huấn, đào tạo một cách cụ thể để họ sở hữu kỹ năng này thì sẽ gặp khó khăn trong thực tiễn triển khai.

– Tiêu chí giao KPI cho các đơn vị quản lý Nhà nước sẽ phải rất cụ thể?

Điều này cần có sự phân tích cụ thể về chức năng nhiệm vụ, các nhiệm vụ, mục tiêu của cấp trên giao cho từng đơn vị đó trong từng thời kỳ thì mới xác định được.

Kết quả đánh giá KPI sẽ là thông tin quan trọng, cơ sở rõ ràng để Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với từng Bộ trưởng.

Ông Phan Sơn, Chuyên gia giảng dạy KPI, chuyên gia trưởng tại HRD Academy

– Trong quản lý Nhà nước, người giao KPI đồng thời là người giám sát và đánh giá các KPI đó?

Chúng ta không nên tư duy cần một đơn vị giám sát thực hiện KPI. Ở đây cần làm rõ hai điểm:

  • Người giao KPI đồng thời là người giám sát và đánh giá các KPI đó.
  • Ứng dụng tối đa CNTT trong việc ghi nhận, đo lường các kết quả.

Từ đó có đủ cơ sở dữ liệu cho mỗi kỳ đánh giá.

– Vai trò của người đứng đầu thế nào trong việc quyết tâm thực hiện giao KPI, thưa ông?

Bản chất việc chuyển từ cách giao việc và đánh giá cũ sang giao và đánh giá theo KPI là quá trình thay đổi căn bản từ nhận thức, phương pháp, tâm lý của cả cấp quản lý và nhân viên.

Đó là “sự thay đổi” lớn nên cần có chương trình quản trị sự thay đổi để đảm bảo việc chuyển giao từ cũ sang mới đạt được các mục tiêu đề ra. Dẫn dắt quá trình thay đổi chính là người đứng đầu các đơn vị.

Họ cần là người hoạch định kế hoạch thực hiện, truyền thông phương pháp mới, thúc đẩy phương pháp mới, tạo cơ chế để phương pháp mới được thực thi trong thực tế. Việc này đòi hỏi cam kết cao, nỗ lực lớn của người đứng đầu.

– Nhiều ý kiến cho rằng, việc giao KPI chỉ phù hợp với doanh nghiệp và không phù hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước?

Lùi lại suy xét một chút, chúng ta thấy rằng. Dù là doanh nghiệp hay cơ quan Nhà nước thì mục tiêu cuối cùng vẫn là hiệu quả hoạt động.

Tức là mỗi một tổ chức đều có một hệ thống các mục tiêu ở từng thời kỳ. Và tổ chức đó cần triển khai các hoạt động như thế nào để đạt được các mục tiêu đó. Việc này có được khi có một phương pháp khoa học trong giao chỉ tiêu và đánh giá hiệu suất thực hiện của từng vị trí.

Và phương pháp KPI đang là cách tiếp cận hợp lý đối với doanh nghiệp,và như phân tích ở trên KPI hoàn toàn có thể được áp dụng ở cơ quan Nhà nước.

– Liệu có nên nhân rộng giao KPI cho các Bộ trưởng trong Chính phủ và các lãnh đạo tỉnh thành phố không, thưa ông?

Có thể chúng ta nên thí điểm ở 1-3 Bộ, rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng. Vì đây rõ ràng là một phương pháp rất mới đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.

– Khi Bộ trưởng, lãnh đạo tỉnh đã có KPI thì Chính phủ hay Quốc hội sẽ là nơi đánh giá cuối cùng hiệu quả công việc của các Bộ trưởng, lãnh đạo tỉnh, thành phố?

Chính phủ và Quốc hội đóng những vai khác nhau, với những mục tiêu khác nhau khi đánh giá hiệu quả công việc của Bộ trưởng.

Chính phủ đánh giá các Bộ trưởng với vai trò là cấp quản lý trực tiếp, đánh giá hiệu quả thực thi các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao.

Kết quả đánh giá, ngoài thông tin về hiệu quả công việc của từng Bộ trưởng, còn là thông tin phản hồi quan trọng để điều chỉnh và cải tiến cách thức điều hành của Chính phủ ngày một hiệu quả hơn.

Quốc hội là đại diện cho ý chí và quyền lực của người dân – “khách hàng” quan trọng số 1 của Chính phủ, của các Bộ trưởng.

Quốc hội đánh giá chính là kênh thể hiện mức độ hài lòng của “khách hàng” đối với hiệu quả hoạt động của từng Bộ trưởng nói riêng, Chính phủ nói chung.

Kết quả đó là thông tin quan trọng để từng Bộ, Chính phủ tìm ra các cơ hội để cải tiến việc hoạch định chính sách, quản lý Nhà nước ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn nữa mong đợi của Nhân dân.

Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh thì cũng sẽ có yêu cầu, nhiệm vụ, chức năng khác các Bộ trưởng. Vì vậy, các vị trí lãnh đạo tỉnh cũng sẽ cần có những bộ tiêu chí khác để đánh giá hiệu quả công việc.

– Khi đó, liệu có cần phải lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn hay không?

Kết quả đánh giá KPI sẽ là thông tin quan trọng, cơ sở rõ ràng để Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với từng Bộ trưởng. Như vậy, các đại biểu có thêm cơ sở rất khoa học, rất tường minh để bỏ phiếu tín nhiệm từng Bộ trưởng. Và khi đó, kết quả đó dễ dàng được chấp nhận bởi các bên liên quan.

(Nguồn: sưu tầm từ VTC NEWS)

SMARTBOSS KPI

Phần mềm đánh giá công việc

Phiên bản chuẩn – Miễn phí

Hội thảo Lương 3P

  • Thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên
  • Đạt được các mục tiêu kinh doanh
  • Giảm rủi ro cho doanh nghiệp

Buổi giao lưu là nơi gặp gỡ giữa những người có vai trò quản lý nhân sự.

Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm xây dựng hệ thống đánh giá KPI

Bớt thời gian chấm công tính lương thêm thời gian quản trị nhân sự