Có một sự thật là đa số sinh viên mới ra trường thường không chọn nghề sale. Lý do thì muôn vàn như thu nhập bấp bênh, cực khổ, không ổn định và đôi khi còn nhận được cái nhìn không mấy thiện cảm từ người khác. Tuy nhiên, khi chúng ta bình tĩnh lại thì đây là một trong những công việc có mức tuyển dụng rất lớn.

Nhiều doanh nghiệp đang càng ngày phát triển và việc phát triển đội sale là một việc rất cần thiết. Như vậy, khi bước chân vào nghề sale thì bạn nên tìm kinh nghiệm ở đâu để học hỏi?

Công nghệ thông tin bây giờ đã phát triển rất nhiều so với trước đây. Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm được tất cả thông tin mà bạn muốn. Lúc này, kỹ năng mà bạn nên luyện tập đó là tìm kiếm thông tin trên google. Không ít người trở nên tài giỏi chỉ đơn giản vì họ biết google đúng, tức là tìm kiếm đúng thông tin.

Hãy xem google như một cái chợ, nó cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin, bạn phải biết chọn lọc và tìm đúng thông tin mà mình cần. Google là một kênh tìm kiếm thông tin khổng lồ từ khắp mọi nơi trên thế giới. Việc bạn tìm đúng chủ đề bạn quan tâm là một chuyện, việc bạn học và hiểu được nó lại là một chuyện khác.

Đăng ký khóa học trực tuyến hoặc lớp học là một cách nhanh chóng để bạn có thể tiếp cận kiến thức. Đa số những khóa học này từ những người có kinh nghiệm, họ cô đọng kiến thức lại giúp chúng ta giảm hàng giờ tự học và tìm kiếm. Trong thời kì mà thời gian quý giá như hiện nay thì việc học ở các lớp tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian. Do nhu cầu tăng cao nên các khóa học bán hàng ngày càng nhiều và chất lượng.

Sau khi bạn đã có những kiến thức cơ bản về nghề và sản phẩm mình đang quan tâm thì kinh nghiệm thực tế ở đâu? Làm sao bạn có thể lấp đầy nó nhanh nhất?

Câu trả lời ở đây là ngoài việc cực kì cố gắng và gặp thật nhiều khách hàng ra bạn sẽ khó có cách nào để có kinh nghiệm thực tế cả. Tuy nhiên, hai phương pháp nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có thể tăng kinh nghiệm ngoài việc gặp khách hàng đơn thuần.

Học từ đồng nghiệp là một cách học hiểu quả. Việc bạn nên làm khi mới bước vào công việc sale là đi theo những nhân viên có thành tích cao và cả những nhân viên có thành tích thấp nữa. Đi theo này để làm gì? không đơn giản chỉ là học hỏi kinh nghiệm. Kinh nghiệm gặp khách hàng hay bán hàng của họ chỉ là một phần. Một phần cốt lõi khác mà bạn quan tâm đó là lối tư duy bán hàng của họ.

Phương pháp ở đây là liên tục hỏi người ta là Vì sao? Vì sao anh lại bán vậy? Vì sao anh không dùng cách này?… Cùng một sản phẩm, cùng một cách bán hàng nhưng tại sao lại có người bán rất tốt trong khi người khác lại chẳng bán được gì. Từ những điều này hãy rút ra được những công thức chung để có thể bán hàng tốt hơn.

Học từ đối thủ là cách thứ hai mà bạn nên sử dụng. Khi bạn mới bắt đầu bước vào nghề sale và đang phân vân không biết nên nói với khách hàng điều gì? Đây là cách học hay và hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Bạn hãy gọi điện hay đến cửa hàng của đối thủ, giả vờ mình là một khách hàng và xem cách họ thuyết phục bạn. Bạn nên biết điều này, đó là bạn không có nhu cầu mua mà nhân viên đối thủ thuyết phục được bạn mua sản phẩm thì quả thực đó là một người thầy không tồi phải không nào? Đây như là một cách thực hành thực tế đối với nhiều bạn còn thiếu kinh nghiệm. Bạn sẽ được rèn dũa mỗi ngày, như vậy kinh nghiệm bán hàng của bạn sẽ lên rất nhanh.

Dù bạn đang học những phương pháp nào ở trên thì có một điều quan trọng này mà những người bán hàng tốt thường làm. Đó là hiểu được điều cốt lõi ở bên trong. Luôn hỏi bản thân Tại sao và tại sao? Điều này chính là điêu khác biệt tạo nên những người salemans thành công so với các salemans làng nhàng khác.

Lê Nhật Luân

Theo Trí Thức Trẻ

 

 

 

Giao lưu cộng đồng sales

Học thêm kinh nghiệm – kết nối thêm nhiều đối tác