Sau dịch covid thị trường lao động – nhân sự ở Việt Nam có nhiều biến động. Hơn 8000 công ty đóng cửa, đồng thời cũng có rất nhiều công ty và tập đoàn lớn chuyển về Việt Nam hoạt động. Theo bạn, đây là cơ hội hay thách thức của ngành nhân sự?
Cơ hội hay thách thức cho ngành nhân sự sau mùa dịch
Trong thị trường lao động ở ASEAN thì trình độ tiếng Anh của lao động Việt Nam chỉ đạt mức trung bình ( xếp ở nhóm cuối cùng trong khảo sát). Khảo sát đối với lao động mới ra trường cho thấy chỉ có 5% lao động tự tin về khả năng tiếng Anh, có đến 27% thừa nhận khả năng ngoại ngữ của họ rất kém.
Sau dịch Covid nhiều công ty, tập đoàn đa quốc gia chuyển trụ sở lao động về Việt Nam. Nhu cầu tuyển lao động sử dụng thành thạo tiếng Anh sẽ tăng đột biến. Nhân sự cũng đòi hỏi trình độ tiếng Anh tốt hơn để lọc CV, phỏng vấn nhân sự…
Dự báo khủng hoảng kinh tế đã chạm đáy và khả năng hồi phục, tăng trưởng kinh tế trở lại ở phía trước đang mở ra cơ hội việc làm cho nhiều lĩnh vực; ngành nhân sự cũng nằm trong số đó. Với doanh nghiệp, để có thể tuyển dụng được những nhân viên xuất sắc ở các mảng kinh doanh, marketing, kế toán thì việc trước tiên là cần những nhân viên nhân sự tài năng
Chưa kể đến sau dịch nguồn tài chính của những người lao động đều chịu nhiều ảnh hưởng, không chỉ riêng nhân sự. Nhu cầu tìm kiếm những công việc với mức lương cao hơn cũng vì thế mà tăng lên nhiều hơn.
Theo thống kê đa phần ứng viên giỏi ngoại ngữ thường tìm được việc làm có mức thu nhập cao hơn ứng viên không biết ngoại ngữ từ 30%-50%. Ngoài ra, so với nhóm ứng viên không biết ngoại ngữ, cơ hội phát triển nghề nghiệp, việc thăng chức, thăng cấp quản lý của ứng viên biết ngoại ngữ nhiều hơn, mất ít thời gian hơn.
Vậy người nhân sự thông minh sẽ hành động gì?
Học tiếng Anh chuyên ngành nhân sự
Không phải chờ đến dịch người ta mới cần học tiếng Anh. Nhưng rõ ràng khi đối mặt với nhiều thách thức điều người thông minh làm là bước ra khỏi vòng an toàn. Và cải thiện các kỹ năng nhân sự, học thêm ngoại ngữ là những việc cần làm nhiều nhất.
Bạn hoàn toàn có thể theo học anh văn giao tiếp ở bất kỳ trung tâm ngoại ngữ . Thế nhưng liệu 3 tháng – 6 tháng thậm chí 1 năm ấy có thể giúp bạn:
Thành thạo giao tiếp, nắm được các thuật ngữ chuyên ngành nhân sự?
Phỏng vấn được ứng viên bằng tiếng Anh? Đánh giá được trình độ của họ khi vốn tiếng Anh chuyên ngành hạn chế?
Đọc hiểu tài liệu nhân sự bằng tiếng Anh?
Bạn có đủ thời gian để học 6 tháng đến 1 năm liên tục?
Xuất phát điểm là học tiếng Anh thương mại, dành 4 năm để học tiếng Anh chuyên ngành thì tôi nhận thấy, học tiếng Anh giao tiếp là không phù hợp cho ngành nhân sự.
Phân tích sơ để thấy đây thực sự là 1 thách thức lớn cho ngành nhân sự nói riêng cũng như lao động việc làm ở VN nói chung.
May mắn thay chúng ta có thể tìm thấy khóa học đặc biệt cho những người làm nhân sự muốn cải thiện tiếng Anh của mình.
Ở 2U Training có 1 khóa học như thế.
Anh văn chuyên ngành 2U Training
Đây là khóa học được thiết kế đặc biệt cho người làm nhân sự. Sau khi tham gia kháo học này, bạn hoàn toàn có thể tự tin khi giao tiếp với cấp trên bằng tiếng Anh. Thực hiện phỏng vấn, tìm kiếm được các ứng cử viên xuất sắc cho công ty. Chưa kể có thể tiếp cận được nhiều tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh, nâng cao nghiệp vụ. Chưa kể còn tiết kiệm được nhiều thời gian so với đăng ký học tiếng Anh giao tiếp thông thường. Tôi tin vào Slogan của 2U training: Học là dùng được ngay.
Còn bạn thì sao, các HR? Bạn nghĩ đây là thách thức hay cơ hội của ngành nhân sự sau Covid 19? Và bạn sẽ làm gì khi đối mặt với thách thức này?