hinh2-VBMTCV1.      Một số yêu cầu chung: (tài liệu 6 – 6.4)

–          Nội dung bảng mô tả công việc cần ngắn gọn, đơn giản, để dễ hiểu và dễ áp dụng.

–          Tuy nhiên cần đảm bảo cụ thể, điển hình.

–          Sử dụng ngôn từ quen thuộc theo từng môi trường, văn hóa doanh nghiệp

–          Có sự liên kết lẫn phân bổ hợp lý giữa các vị trí trong bộ phận hay công ty

–          Những đối tượng liên quan (nhân viên, quản lý và các nhóm chức năng của nhân sự) cần hiểu rõ mục đích và được cập nhật thông tin.

2.      Xác định mục đích công việc:

Ý nghĩa:

–          Nhằm xác định vai trò (chức năng) chính của vị trí công việc này trong công ty

–          Giúp nhân viên hiểu thêm ý nghĩa công việc họ đang làm tại công ty/tổ chức.

 

Ví dụ về mục đích công việc của trưởng phòng nhân sự:

“THU HÚT, duy trì và phát triển nguồn nhân lực cần thiết trong ngắn và dài hạn nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh của Công ty hoạt động ổn định và phát triển bền vững theo chính sách của Công ty, nguyên tắc công bằng và quy định của luật pháp.”

  1. Xác định trách nhiệm và nhiệm vụ;

Ý nghĩa:

–          Xác định những trách nhiệm và những nhiệm vụ/ công việc chính và đề xuất cách đánh giá kết quả công việc tương ứng.

Cấu trúc trách nhiệm:

Tiêu đề (HEADING) Động từ “WHAT” – “Để” đạt mục đích

Ví dụ: Quản lý công nợ bán hàng (Heading)

“Theo dõi chính xác các khỏn nợ thuộc khách hàng liên quan, phối hợp chắc chẽ với kế toán công nợ đốc thúc khách hàng thanh toán nhanh chóng các khoản nợ theo hợp đồng đã kí để duy trì nguồn vốn hoạt động và mang lại lợi nhuận thực cho công ty”

  1. Phương pháp đánh giá kết quả công việc:

Ta có các phương pháp đánh giá kết quả công việc như sau:

–          Định lượng

–          Định tính

–          Số lượng

–          Chất lượng

–          Thời gian

–          Chi phí

  1. Yêu cầu về năng lực, tính cách cho công việc:

–          Học vấn/ bằng cấp chuyên môn

–          Kỹ năng mềm và năng lực lãnh đạo

–          Kinh nghiệm làm việc, quản lý

–          Tính cách

–          Các yêu cầu khác (nếu có)

  1. Ứng dụng vào thực tế công việc:

–          Tuyển dụng:

+ Giúp nhân sự hiểu rõ về từng chức danh cần tuyển dụng trong công ty

+ Giới thiệu, chia sẻ đến ứng viên về công việc họ ứng tuyển

+ Xác lập yêu cầu tuyển dụng đối với đơn vị dịch vụ tuyển dụng khi cần

–          Đánh giá vị trí của chức danh:

+ Là thông tin tham khảo chính cho đánh giá công việc.

–          Quản lý thành tích công việc:

+ Giúp quản lý và nhân viên dễ thống nhất về xác định những tiêu chí đánh giá tùy theo mục tiêu kinh doanh mỗi năm và có liên quan cụ thể đến công việc hàng ngày.

–          Thăng tiến và kế hoạch kế thừa.

  1. Khi nào cần xây dựng, điều chỉnh MTCV:

–          Khi có yêu cầu từ đối tượng liên quan

–          Công ty mới thành lập

–          Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức công ty

–          Gia tăng những khiếu nại về nội dung công việc, điều kiện làm việc

–          Bất đồng ý kiến giữa cấp trên và cấp dưới về sự hoàn thành công việc.

bảng mô tả công việc