Quan điểm vai trò trong xã hội

vaitroxh

 

Cách thực hiện: Dưới đây là 21 nhận định. Hãy đánh giá mức độ đồng ý của bạn đối với từng nhận định: 0 (hoàn toàn không đồng ý), 1, 2, …. 10 ( hoàn toàn đồng ý) (ghi điểm bên cạnh mỗi nhận định)

  1. Đôi khi tôi không đủ bản lĩnh.
  2. Nếu những ham muốn của tôi làm phiền tôi thì tôi sẽ “dằn” chúng xuống.
  3. Cha mẹ – vì họ là những người có knh nghệm – phải tổ chức cuộc sống cho con cái.
  4. Đôi khi tôi hơ đề cao vai trò của mình trong một số tình huống.
  5. Tôi không dễ bị lừa đâu.
  6. Tôi cũng thích làm nghề dạy trẻ
  7. Đôi khi tôi thích đùa nghịch như con nít
  8. Tôi cho rằng mình hiểu đúng những gì xảy ra xung quanh
  9. Mỗi người hoàn thành nghĩa vụ của mình
  10. Đôi khi tôi cư xử không theo nguyên tắc mà theo ý thích
  11. Khi quyết định bất cứ điều gì tôi luôn nghĩ tới hậu quả của nó
  12. Thế hệ trẻ phải học cách sống của những người lớn tuổi
  13. Giống như mọi người, tôi cũng dễ giận dỗi
  14. Tôi có thể nhìn thấy ở những người xung quanh nhiều hơn là họ nói về bản thân họ
  15. Con cái đương nhiên phải vâng lời cha mẹ
  16. Tôi là người dễ đam mê
  17. Tiêu chuẩn đánh giá con người lớn nhất của tôi – tính khách quan
  18. Những quan niệm của tôi là bất di bất dịch
  19. Đôi khi tôi không nhường nhịn khi tranh cãi chỉ vì tôi không thích nhường nhịn
  20. Luật lệ chỉ đúng khi chúng đem lại lợi ích
  21. Ai cũng phải tuân theo luật lệ, bất chấp hoàn cảnh.
  22. Cách tính điểm: Bạn ghi điểm bên dưới số thứ tự câu hỏi và tổng số điểm vào ô “Tổng cộng”. Quan điểm chủ đạo của bạn là quan điểm có nhiều điểm nhất.
  23. vaitrotrongxh

Giải thích nội dung:

–          Về mặt vô thức mỗi chúng ta giữ một vai trò nhất định trong quan hệ với người khác không phụ thuộc vào tuổi sinh học của chúng ta. Chúng ta có các mối quan hệ như: Phụ huynh, Người trưởng thành, Đứa trẻ.

–          Phụ huynh:

+ Nguyên tắc, nghiêm khắc, bảo thủ, thích dạy bảo, thích áp đặt.

+ Cách tiếp cận: không tranh cãi, làm theo quy định, thương lượng sau.

–          Người trưởng thành:

+ Có trách nhiệm, dân chủ, tự tin

+ Cách tiếp cận: có thể thương lượng và chia sẻ ngay

–          Đứa trẻ:

+ Bốc đồng, cả tin, thiếu trách nhiệm

+ Cách tiếp cận: quy định rõ trách nhiệm, và quyền hạn

Mục đích của bài học này, cũng tương tự như ở nội dung Tính cách con người, giúp ta có thể xách định được những người xung quanh (thường xuyên giao tiếp với ta trong công việc và đời sống) có tính cách và dạng người như thế nào?

Đồng thời, cũng là một phương pháp để điều chỉnh bản thân mình trong những tình huống thích hợp. Biết rõ bản thân, và nhận định được đối phương là cách giúp ta tránh được những mâu thuẫn không đáng có trong công việc.