Một số điều luật về giải quyết việc làm

hinh3-luatlaodong

 

Chương II: VIỆC LÀM (Trích dẫn một số điều luật thông dụng)

Điều 15*:

  1. Chính phủ lập chương trình quốc gia về việc làm, dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, di dân phát triển vùng kinh tế mới gắn với chương trình giải quyết việc làm, lập quỹ quốc gia về việc làm từ ngân sách Nhà nước và các nguồn khác, phát triển hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm. Hằng năm chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình và quỹ quốc gia về việc làm.
  2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập chương trình và quĩ giải quyết việc làm của địa phương trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
  3. Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham ga thực hiện các chương trình và quĩ giải quyết việc làm.

Điều 16*:

  1. Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ  để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức giới thiệu việc làm để tìm việc tùy theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
  2. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức giơi thiệu việc làm để tuyển chọn lao động, có quyền tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo qui định của pháp luật.

Điều 17*: (Giảm biên chế, thay đổi cơ cấu, công nghệ)

  1. Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới, nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.
  2. Khi cần cho nhiều người thôi việc theo khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc, sau khi đã trao đổi,nhất trí với Ban cháo hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp theo thủ tục qui định tại khoản 2 điều 38 của Bộ luật này. Việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi đã báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết.
  3. Các doanh nghiệp phả lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm theo qui định của Chính phủ để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm.
  4. Chính phủ có chính sách và biện pháp tổ chức dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn sản xuất kinh doanh, cho vay vốn lãi suất thấp từ quĩ quốc gia giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm, hỗ trợ về tài chính cho những địa phương và ngành có nhiều người thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ.