Ngày 10/5/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân vừa được Chính phủ ban hành.

Nghị định quy định cụ thể về chế độ hưu trí đối với các đối tượng:

– Người lao động thuộc diện hưởng lương tham gia BHXH bắt buộc quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH, bao gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (người làm công tác cơ yếu).

Chi tra 190516

– Người lao động thuộc diện hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí tham gia BHXH bắt buộc quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH, bao gồm: Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên công an nhân dân đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng

Người lao động quy định nêu trên khi nghỉ việc, được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên.

– Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.

– Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền giao, đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, không phụ thuộc vào tuổi đời.

Người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu, đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, khi nghỉ việc được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Nam quân nhân có đủ 25 năm trở lên, nữ quân nhân có đủ 20 năm trở lên công tác trong Quân đội, trong đó có ít nhất 5 năm tuổi quân, mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được. Thời gian công tác trong Quân đội bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng, kể cả thời gian quân nhân chuyển ngành sau đó do yêu cầu nhiệm vụ được điều động trở lại phục vụ Quân đội.

– Nam công an nhân dân có đủ 25 năm trở lên, nữ công an nhân dân có đủ 20 năm trở lên công tác trong công an nhân dân, trong đó có ít nhất 5 năm được tính thâm niên nghề công an nhân dân, mà công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành được hoặc tự nguyện xin nghỉ. Thời gian công tác trong công an nhân dân bao gồm thời gian là sĩ quan; hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ; học viên đang theo học được hưởng sinh hoạt phí, công nhân công an, kể cả thời gian công an nhân dân chuyển ngành sau đó do yêu cầu nhiệm vụ được điều động trở lại phục vụ công an nhân dân.

– Người làm công tác cơ yếu có thời gian công tác trong tổ chức cơ yếu có đủ 25 năm trở lên đối với nam, đủ 20 năm trở lên đối với nữ, đã đóng BHXH, trong đó có ít nhất 5 năm làm công tác cơ yếu mà cơ quan cơ yếu không còn nhu cầu bố trí công tác trong tổ chức cơ yếu hoặc không chuyển ngành được. Thời gian công tác trong tổ chức cơ yếu bao gồm thời gian làm công tác cơ yếu, thời gian làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí, kể cả thời gian người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sau đó do yêu cầu nhiệm vụ được điều động trở lại phục vụ trong lực lượng cơ yếu.

Mức lương hưu hằng tháng

Mức lương hưu hằng tháng của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu (sau đây gọi chung là người lao động) được tính bằng tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
bao hiem xa hoi button

Tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật BHXH được tính như sau:

Người lao động bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;

Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

Lao động nam bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:

Năm bắt đầu hưởng lương hưu Thời gian đóng BHXH tương ng vớitỷ lệ hưởng lương hưu bằng 45%
2018 16 năm
2019 17 năm
2020 18 năm
2021 19 năm
Từ 2022 trở đi 20 năm

Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu quy định tại Khoản 3 Điều 56 Luật BHXH, được xác định như sau: Người lao động quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định này làm việc trong điều kiện bình thường thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ; Người lao động quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định này thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 50 tuổi đối với nam và đủ 45 tuổi đối với nữ; Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở tính số năm nghỉ hưu trước tuổi.

Cách tính giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng do nghỉ hưu trước tuổi thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 56 Luật BHXH.

Chế độ hưu trí đối với người lao động đóng BHXH bắt buộc trước đó có thời gian đóng BHXH tự nguyện

Chế độ hưu trí đối với người lao động quy định mà trước đó có thời gian đóng BHXH tự nguyện theo Điều 71 Luật BHXH, được quy định như sau: Thời gian để tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng BHXH tự nguyện với thời gian đã đóng BHXH bắt buộc.

Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH.

Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo quy định tại Điều 58 Luật BHXH, cứ mỗi năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng tối đa 75% được tính hưởng trợ cấp một lần bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Khoản 4 Điều này.

QTNS sưu tầm nguồn từ Bảo hiểm xã hội