Trong khi những nhà tuyển dụng thường cảm thấy rằng thật dễ dàng để thu hút những ứng viên cao cấp trong tình trạng thừa nhân lực và thiếu việc làm như hiện nay, điều này không đúng trong mọi trường hợp. Những ứng viên hàng đầu thường có nhiều sự lựa chọn, họ luôn nỗ lực để có được công việc mà họ đã nộp hồ sơ và chấp nhận bỏ những cơ hội được đề xuất. Điều đó có nghĩa là những nhà tuyển dụng- người thật sự quan tâm vấn đề thu hút nhân tài cần phải đặt suy nghĩ vào việc họ phải tuyển dụng và sàng lọc ứng viên như thế nào.
Những nhà tuyển dụng cần làm gì để thu hút Nhân tài? Phải có một quá trình tuyển dụng để thu hút được ứng viên và làm cho họ cảm thấy được tôn trọng.
1. Bảng mô tả công việc rõ ràng, dễ hiểu: Thông thường, những nhà tuyển dụng đăng những Bảng mô tả công việc đầy biệt ngữ, khó hiểu, điều này giải thích một cách trống rỗng những công việc là làm gì. Nếu những người tìm việc phải đối mặt với việc tìm ra vai trò công việc là gì hoặc những ai sẽ có đủ phẩm chất cho nó và họ sẽ chọn cách là bỏ qua.
2. Đừng ép buộc các ứng viên sử dụng những hệ thống nộp đơn phức tạp và tốn nhiều thời gian: Hệ thống nộp đơn trực tuyến có thể tạo nên nhiều thứ thuận tiện hơn cho nhà tuyển dụng, nhưng nó hoàn toàn ngược lại đối với những người tìm việc, người vận hành hệ thống khó hiểu với lỗi kỹ thuật, hỏi những câu hỏi có/không mà không phù hợp với hoàn cảnh của ứng viên, và yêu cầu một lượng thông tin khổng lồ phải nhập vào. Những ứng viên có nhiều lựa chọn họ không thích bỏ 1 giờ đồng hồ để vật lộn với một đơn xin việc chỉ để được chấp nhận sơ yếu lí lịch của họ.
3. Đừng chơi đùa với lương bổng: Sự thật là hầu hết mọi người đều làm việc vì tiền. Giả vờ như nó không phải sự thật và từ chối bàn luận về một vị trí tiền lương – bởi vì nhiều nhà tuyển dụng làm đúng đến khi họ đưa ra yêu cầu – điều này sẽ đẩy ứng viên giỏi đi. Hãy nói về tiền lương trước – rất lý tưởng trong các quảng cáo tuyển dụng, hoặc ít nhất nó cũng hiện ra trên màn hình – sẽ thu hút các ứng viên giỏi người đánh giá cao sự thẳng thắn.
4. Coi trọng thời gian của ứng viên: Huỷ cuộc phỏng vấn và phút cuối mà không có bất cứ lời xin lỗi, không chú ý trong phỏng vấn hoặc để ứng viên chờ rất lâu trong đại sảnh là những dấu hiệu mà ứng viên cho rằng công ty không tôn trọng họ. Có thể hiểu các ứng viên biết là sẽ chẳng có gì tốt hơn sau khi họ được thuê, và sẽ tập trung vào các công ty tôn trọng họ mà thôi.
5. Giữ cho cuộc phỏng vấn tập trung vào những câu hỏi liên quan đến công việc:Nhà tuyển dụng hỏi những câu hỏi ngu ngốc như “Nếu bạn là một cái cây, bạn sẽ là loài cây gì?” và “Loài động vật nào mà bạn thích nhất?” sẽ gây phiền toái cho ứng viên giỏi – và nhiều câu như vậy sẽ quyết định chúng không phù hợp với việc thuê một quản lý cái người mà tuyển dụng theo kiểu này. Những ứng viên xuất sắc muốn dành thời gian nói về lý lịch của họ, công việc và điều mà họ có thể làm được.
6. Hãy minh bạch trong quá trình tuyển dụng. Các quy trình tuyển dụng thường rất khó hiểu đối với những người bên ngoài điều mà hoàn toàn trái ngược khi nhà tuyển dụng tỏ ra minh bạch và cởi mở với các ứng cử viên. Điều đó có nghĩa là tạo điều kiện cho mọi ứng viên nói chuyện với những người có thể trở thành đồng nghiệp của họ, được báo trước về những nhược điểm của vị trí làm việc (như giờ làm hoặc khách hàng khó khăn) và nói chuyện thẳng thắn về lý do của sự chậm trễ trong thời gian tuyển dụng.
7. Hãy nhớ phỏng vấn là con đường hai chiều: Kể từ lúc những ứng viên xuất sắc có cơ hội, họ sẽ phỏng vấn và đánh giá nhà tuyển dụng ngược lại. Những nhà tuyển dụng cho rằng quá trình đánh giá chỉ đi theo một hướng và quên quan tâm mang lại ấn tượng cho ứng viên – hoặc thậm chí cho họ cơ hội hỏi những câu nghiêm túc và tự đánh giá – điều này sẽ đẩy ứng viên cao cấp bỏ đi.
8. Làm việc xứng đáng. Điều đó có nghĩa không chỉ đưa ra mức lương và các lợi ích mang tính cạnh tranh, mà còn cung cấp một môi trường làm việc năng cao, với quản lý hiệu quả, phát triển chuyên môn và ghi nhận công việc được thực hiện. Quá trình tuyển dụng hiệu quả nhất trên thế giới sẽ không có gì tốt hơn cách thể hiện về công việc đối với công ty cụ thể.
Nguồn: Le&Associates