Hầu hết mọi người rất sợ xung đột xảy ra, cảm giác nóng tai và bắt đầu đổ mồ hôi mỗi khi nghĩ về các cuộc xung đột. Đó là một trận chiến nơi có người thắng, kẻ thua; người đúng, kẻ sai. Có thể mọi người sẽ tránh các cuộc xung đột bởi sự tổn thương lòng tự trọng và mất đi sự bình tĩnh. Hay là sẽ tiếp tục hiếu chiến và sẵn sàng gạt bỏ bất cứ ai cản trở bước đường?

Nhưng đôi khi chứng kiến nhiều người giải quyết mâu thuẫn theo cách riêng bằng sự điềm tĩnh, lãnh cảm và không hề tỏ ra tức giận. Với định hướng các vấn đề tiềm ẩn sẽ được đưa ra ánh sáng. Việc đổi mới các giải pháp giúp giải quyết các vấn đề nghiêm trọng trong nhiều năm. Thậm chí các bậc thầy giải quyết mâu thuẫn đã biến các cuộc xung đột thành một trải nghiệm thú vị. Vậy họ đã làm điều đó như thế nào?

Với 8 bước đơn giản sau đây, có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề tốt hơn:

1.Bất cứ khi nào thấy mình trong một cuộc xung đột, hãy đưa ra một lý do thích đáng để kiểm soát người khác

Tất cả mọi người đều cố gắng thực hiện một điều: đáp ứng nhu cầu bản thân. Chúng ta phải đáp ứng nhu cầu để tồn tại và có thể làm bất cứ điều gì để đáp ứng được nhu cầu đó, thậm chí là vi phạm đạo đức hay gây ra thiệt hại ( điều này giải thích tại sao con người thường làm những việc mang tính tiêu cực).

Mục đích của những hành động đó nhằm đáp ứng nhu cầu bản thân. Đó chính xác là điều mà bạn đang cố gắng thực hiện, Vậy những điều đó làm bạn lo lắng như thế nào?

Không thể nói rằng những điều mà họ đang làm là đúng đắn. Bằng cách bắt đầu với những ý nghĩ lạc quan, đặt mình vào những khuôn khổ và sẽ thấy dường như không có vấn đề nào là tồi tệ cả.

ngoi thien tinh tam

2. Im lặng và bày tỏ sự trân trọng

Hầu hết trong các cuộc xung đột, chúng ta dành nhiều thời gian để chứng minh mình luôn đúng và cố gắng dự đoán những gì người khác chuẩn bị nói để bác bỏ nó. Điều này có nghĩa chúng ta hiếm khi lắng nghe người khác nói, do đó thật khó để hiểu những gì đang xảy ra. Vì vậy chúng ta không thể tìm ra những hướng giải quyết lâu dài và đúng đắn.

Chúng ta thường nhắc đi nhắc lại các mâu thuẫn và không bao giờ đi đến vấn đề cốt lõi. Hãy tiết kiệm thời gian và giải tỏa căng thẳng bằng cách đầu tư thời gian để hiểu sâu hơn vấn đề.

3. Suy nghĩ như một thám tử

Hãy tưởng tượng bạn là một thám tử.

Nếu bạn là họ bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào? Vấn đề này tác động đến họ ra sao? Điều gì làm mọi thứ tốt hơn hay tồi tệ hơn? Họ nghĩ gì khi bắt đầu vấn đề? Họ muốn giải quyết nó như thế nào? Cuộc sống của họ sẽ cải thiện như thế nào nếu bạn hiểu mọi thứ theo quan điểm của họ?

Hãy móc nối những suy nghĩ tò mò của bạn với một mục tiêu: hiểu thế giới của người khác.

4. Sống như một thiền sư

Tôi đã mất rất nhiều thời gian để hiểu hết ý nghĩa về “trọng tâm cơ thể”. Trọng tâm cơ thể là một điểm trên rốn khoảng 2 inch. Đó là một nguồn năng lượng tuyệt vời cả về thể chất lẫn tinh thần.

Khi lí trí mách bảo, não bạn bắt đầu phân tích và bình luận về tính đúng đắn của thông tin. Bạn sẽ không chăm chú lắng nghe. Khi con tim lấn át , cảm xúc sẽ dâng trào, bạn bắt đầu đề phòng, vì thế bạn không hiểu hết người khác. Và cuối cùng bạn bỏ qua ý kiến của người khác.

Nhưng khi bạn sử dụng “trọng tâm cơ thể”, nó cho phép bạn tiếp thu thông tin mà không cá nhân hóa thông tin, vì thế bạn sẽ chăm chú nghe người khác nói.

Hãy tưởng tượng khi tiếp nhận các âm thanh thông qua trọng tâm cơ thể vào trong dạ dày để có thể suy nghĩ kĩ càng trước khi trả lời.

Đó thật sự là một trải nghiệm hoàn toàn mới.

5. Kiểm tra như một sinh viên giỏi toán

Kiểm tra xem bạn đã thật sự hiểu và dùng từ như mong muốn.

Nếu họ nói “Tôi rất tức vì bạn ăn hết tất cả bánh rán” thì đừng nói với họ rằng “Nghe thật điên rồ!!!”

“Tức giận” và “điên” là 2 từ mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Hãy nói rằng “Tôi nghĩ tôi hiểu cảm giác của bạn khi tôi ăn tất cả bánh rán”. Sau đó hãy suy nghĩ thật kĩ một lần nữa. Đừng đánh giá mà hãy thấu hiểu. Một điều gì đó khác lạ có thể xảy ra và bạn bắt đầu chấp nhận cách họ cảm nhận dù đúng hay sai. Thật khó để chiến đấu chống lại cảm xúc hay cảm nhận về thế giới của người khác.

Bạn sẽ nói gì? “Bạn không nên cảm thấy như vậy?” Bạn là ai mà nói rằng tôi nên cảm thấy như thế?

Tất cả những gì còn lại để nói là “Tôi hiểu cảm giác của bạn. Nếu bạn mở lòng, tôi có thể chia sẻ với bạn tôi đã trải nghiệm như thế nào”.

6. Mời họ vào thế giới của mình

Đừng nói cho họ biết tại sao bạn phải chứng minh – Bạn cho họ thấy cảm xúc của bạn. Đó không phải là thứ mà bất cứ ai cũng cần để bảo vệ. Thay vào đó, hãy giải thích đơn giản về những gì bạn đã trải nghiệm. Bạn cũng cho họ cơ hội để hiểu hơn về thế giới của mình. Hãy sử dụng “Tôi” không phải “Bạn”.

Tiếp tục với ví dụ về cái bánh rán ở trên, bạn có thể nói “Tôi nghe nói bạn tức giận vì tôi đã ăn hết tất cả bánh rán. Sau khi làm việc 8giờ mà không có gì trong bụng, tôi đã ăn 3 cái mà không suy nghĩ gì. Tôi không cố tình làm điều đó. Thật đau lòng khi bạn nghĩ tôi là kẻ ích kỉ. Có phải bạn nghĩ về tôi như thế không?”.

Như vậy sẽ tốt hơn so với khi nói “Bạn không làm gì cho tôi ăn cả và tôi đang chết đói đây, ừ, tôi ăn chúng đấy. Nếu bạn nghĩ đến tôi thì tôi đã không ăn 3 cái bánh rán quý giá của bạn”.

7. VOMP

VOMP là viết tắt của một công thức giúp đối phó với các xung đột.

Bày tỏ mối quan tâm/trải nghiệm (Voice your concerns/experience): “Tôi đã ăn tất cả 3 cái bánh rán sau khi làm việc mà không có bất cứ gì trong bụng cả”.

Chịu trách nhiệm (Own your responsibility in the issue): “Tôi đã không dọn dẹp hay để lại bất kì cái bánh rán nào cho bạn cả”.

Thông cảm với người khác (eMpathize with the other person): “Tôi hiểu cảm giác của bạn và làm bạn cảm thấy tôi không nghĩ gì cho bạn cả”.

Lập kế hoạch về những thay đổi trong tương lai (Plan for what will change in the future): “Tôi muốn cho bạn thấy tôi yêu và trân trọng bạn đến nhường nào. Thậm chí ngay cả khi tôi ăn mọi thứ trong nhà, tôi muốn bạn biết rằng tôi luôn nghĩ về bạn và làm bất cứ điều gì cho bạn, tôi biết ơn vì những gì bạn đã làm cho tôi. Tôi có thể làm điều gì thiết thực cho bạn?” Sau đó đàm phán cụ thể, lập kế hoạch hành động cho cả 2 bên.

8.Hãy nhớ bạn không phải là chú gà nhỏ

Tôi muốn bật đèn còn bạn thì không. Nếu cả 2 đều muốn giải quyết vấn đề theo cách của mỗi người, mâu thuẫn sẽ xảy ra.

Điều đó nghĩa là gì? Có phải chúng ta ghét lẫn nhau, chúng ta có mối quan hệ không tốt; rằng bạn có vấn đề, rằng tôi ích kỉ; rằng tất cả mọi người đều muốn cuộc sống của tôi tăm tối và đó là lý do các mối quan hệ trước đây gặp trục trặc?

Điều đó có nghĩa là chúng ta muốn nhiều điều khác nhau cùng một lúc. Đó chính là xung đột.

Hãy cẩn thận không để tạo ra tiêu cực, điều đó sẽ làm con người đau đớn hơn và tạo ra nhiều xung đột hơn.

Tại sao Thiền sư có thể cười trước bão

Chúng ta không cần sợ bão vì bão sẽ mang lại cầu vồng.

Trong một thời gian dài, bạn bị nhầm lẫn và cho rằng xung đột thật đáng sợ, đó là một dấu hiệu cho thấy mọi thứ đã sai đường. Thiền sư mỉm cười khi biết rằng mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát.

Xung đột chính là sự tẩy rửa, cho phép những hiểu lầm được đưa ra ánh sáng. Và bây giờ bạn có thể mỉm cười khi biết rằng xung đột mở ra cơ hội hàn gắn. Đừng lo lắng khi bạn không đi theo những bước đi đúng đắn. Bạn sẽ có nhiều cơ hội khác để trải nghiệm. Trên thực tế, bạn sẽ thấy mình thay đổi từng chút từng chút một cho đến một ngày bạn có thể mỉm cười.

Bạn đã tránh được những mâu thuẫn gì? Cuộc sống của bạn tốt hơn khi cho phép xảy ra những điều nghiêm trọng? Làm lành vết thương như thế nào là tốt? Sự tiến bộ của bạn sẽ bắt đầu bằng một cuộc trò chuyện.

Nguồn: Nhuongquyenvietnam