1. Giai đoạn ru ngủ
Thông thường giai đoạn ru ngủ chỉ diễn ra từ 3-15 phút. Giai đoạn này bắt đầu diễn ra vào thời điểm bạn nhắm mắt để bắt đầu ngủ. Ở giai đoạn ru ngủ, cơ thể chuyển dần sang trạng thái ngủ nông và có thể bị đánh thức một cách dễ dàng. Những người bị thức giấc ở giai đoạn này thường nhớ những hình ảnh không rõ ràng, một số người còn bị co giật đột ngột, đây là hành động phản ứng lại cảm giác như mình đang rơi trước đó. Hiện tượng co giật này được gọi là hypnic myoclonia, diễn ra tương tự như khi bạn đang tập trung suy nghĩ thì người khác vỗ vào vai khiến bạn giật mình.
3. Giai đoạn ngủ sâu
Giai đoạn này chỉ chiếm dưới 10% tổng thời gian ngủ. Ngủ sâu là giai đoạn chuyển tiếp giữa ngủ nông và ngủ rất sâu. Ở giai đoạn này sóng não diễn ra rất chậm và được gọi là sóng delta, thỉnh thoảng được xen kẽ với những đợt sóng nhanh. Nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp của cơ thể đều giảm, hệ thống cơ xương khớp cũng giãn ra, chùng xuống.
4. Giai đoạn ngủ mơ
Giai đoạn ngủ mơ còn được gọi là REM (rapid eye movement) chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ. Ở giai đoạn này mặc dù đang ngủ nhưng nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp đều tăng lên, nhãn cầu – đôi mặt chuyển động nhanh qua lại, trong khi cơ chân tay tạm thời không hoạt động. Những giấc mơ xuất hiện ở giai đoạn này, đối với những người thức dậy đột ngột ở giai đoạn REM, họ thường nhớ lại những câu chuyện dường như vô lý – những giấc mơ. Cuối giai đoạn REM, thông thường cơ thể thức giấc tạm thời một vài phút sau đó nhanh chóng lặp lại chu kỳ giấc ngủ cho đến sáng.
2. Giai đoạn ngủ nông
Giai đoạn ngủ nông chiếm khoảng 50% tổng thời gian ngủ. Ở giai đoạn này mắt ngừng chuyển động và hoạt động của bộ não (sóng não) trở nên chậm hơn. Thỉnh thoảng bên trong não xảy ra những đợt sóng nhanh được gọi là sleep spindle, các đợt sóng nhanh này thưa dần khi chuyển tiếp sang giai đoạn tiếp theo.
3B. Giai đoạn ngủ rất sâu
Giai đoạn này chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ, đây là giai đoạn quan trọng giúp cơ thể được nghỉ ngơi gần như hoàn toàn. Ở giai đoạn này, nhiệt độ của cơ thể, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp đều giảm xuống mức thấp nhất, hoàn toàn không có sự chuyển động của mắt và các cơ tay, chân. Lúc này, sóng tồn tại trong bộ não hầu hết là sóng chậm delta. Những người bị thức giấc ở giai đoạn này thường cảm thấy choạng vạng, bơ vơ, mất phương hướng, một vài phút sau đó hoạt động của bộ não mới có thể được tăng cường trở lại như bình thường.
Rất nhiều người trong chúng ta vẫn thường mơ ước có hơn 24 giờ mỗi ngày để được ngủ nhiều hơn. Công việc càng bận rộn, giấc ngủ càng trở nên ngắn lại. Thế nhưng bạn có biết, vẫn có những người thậm chí chỉ ngủ 2 tiếng mỗi ngày nhưng vẫn duy trì sức khỏe tốt? Vậy họ đã làm điều đó như thế nào?
1. Kiểu truyền thống - 6 giờ / ngày
Giấc ngủ của tổ tiên chúng ta được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn một kéo dài 4 tiếng và giai đoạn hai kéo dài 2 tiếng. Hai giai đoạn này cách nhau bởi một quãng nghỉ. Trong quãng thời gian nghỉ ngơi này, tổ tiên ta thường thực hiện các nghi thức tâm linh, thư giãn hay đọc thứ gì đó.
3. “Superhuman” – 2 tiếng một ngày
Trong nhiều năm, “Superhuman” được xem là một lịch trình ngủ hiệu quả và tiện lợi. Vẫn là ngủ 2 giờ một ngày, nhưng thay vì 30 phút, giấc ngủ của bạn sẽ kéo dài 20 phút và tổng cộng sẽ có 6 giấc ngủ ngắn như thế cứ sau mỗi 4 giờ. Đặc biệt, bạn không bao giờ được phá vỡ quy tắc này cũng như bỏ qua bất kì giấc ngủ ngắn nào, nếu không sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Lịch trình này được sáng tạo bởi Leonardo da Vinci và Salvador Dali.
5. “Tesla” — 2 giờ 20 phút một ngày
Nhà phát minh, nhà vật lý học thiên tài Nikola Tesla chỉ ngủ 2 hoặc 3 giờ một ngày: 2 giờ vào buổi tối và khoảng 20 phút vào ban ngày. Tuy vậy, ông vẫn có thể làm việc hiệu quả suốt đêm. Sau này, người ta đã đã lấy tên ông để đặt cho phương pháp ngủ này.
2. “Dymaxion” – 2 tiếng một ngày
Buckminster Fuller đã phát minh ra một lịch trình ngủ gọi là “Dymaxion”, bao gồm bốn giấc ngủ ngắn kéo dài khoảng 30 phút sau mỗi 6 tiếng. Bản thân ông đã áp dụng lịch trình này và tuyên bố rằng ông chẳng bao giờ cảm thấy thiếu năng lượng cả. Sau hai năm, Fuller đã được các bác sĩ kiểm tra và xác nhận ông có một sức khỏe hoàn hảo.
4. “Siesta” – 6.5 tiếng một ngày
Winston Churchill, một trong những người Anh vĩ đại nhất, đã chọn lịch trình ngủ này. Ông đi ngủ vào lúc 3 giờ sáng, thức dậy lúc 8 giờ, và sau đó ngủ trong khoảng một giờ vào buổi chiều. Churchill khuyên nhất định phải ngủ vào thời gian giữa trưa và tối.
6. “Everyman” — 2,5 giờ một ngày
Các nhà khoa học đã thực nhiều nhiều nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ em, người già và động vật. Điển hình như voi. Chúng thực hiện một lịch trình ngủ gọi là “Everyman”: ngủ 2 giờ mỗi ngày: 1 giờ vào ban đêm và sau đó 3 hoặc 4 lần chợp mắt khoảng 15 phút ban ngày. Các lần chợp mắt này cũng nên cách một khoảng thời gian bằng nhau. Lịch trình này được coi là linh hoạt nhất và rất dễ thích nghi.