Hoạch định kế nhiệm dường như là một hoạt động nhất định phải có trong công tác quản lý nhân sự, nhưng làm thế nào bạn có thể thuyết phục doanh nghiệp của mình thực hiện?

Tháng 9 vừa qua, Apple cho ra mắt iPhone 7, phiên bản mới nhất của dòng smartphone danh tiếng, và một lần nữa cái tên iPhone lại trở thành tâm điểm của giới công nghệ.

5-ly-do-doanh-nghiep-can-hoach-dinh-ke-nhiem

Không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi đề cập đến Apple khi nhắc đến hoạch định kế nhiệm. Năm năm về trước, thế giới từng xôn xao bởi cuộc chuyển giao quyền lực lịch sử giữa Steve Jobs và Tim Cook cho chiếc ghế CEO tại Apple. Cook đã là một phần trong kế hoạch kế nhiệm toàn diện của Job trong nhiều năm liền, và tuy chịu nhiều chỉ trích cho rằng ông chưa hoàn thành tầm nhìn của Jobs đã vạch ra cho Apple, Tim Cook vẫn làm rất tốt công việc thu hút sự chú ý của công chúng vào từng bước phát triển của Apple.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự tin với chất lượng đội ngũ lãnh đạo kế thừa của mình. Và đôi khi, nhu cầu kế nhiệm vượt xa dự đoán của bạn, vì thế chuẩn bị trước là việc rất quan trọng. Nói như thế không có nghĩa khuyến khích bạn loại bỏ khả năng tuyển dụng nhân sự cấp cao từ bên ngoài, mà là tuyển dụng nội bộ ít gặp rủi ro hơn.

Bạn không nên chỉ nắm trong tay một vài ứng viên nội bộ tiềm năng, những người sẵn sàng ngồi vào vị trí trống tạm thời, thậm chí khi cấp bách. Giải pháp trên chỉ nên xem là biện pháp chữa cháy chứ không nên là giải pháp lâu dài. Thay vào đó, hãy chuẩn bị cho việc thực hiện hoạch định kế nhiệm: quy trình xác định và phát triển nhân tài trong doanh nghiệp để ngồi vào những vị trí lãnh đạo và quản lý chủ chốt sau này. Giải pháp này tập trung phát triển đội ngũ lãnh đạo kế thừa trong tổ chức, thay vì chỉ đơn giản là xác định một số cái tên “dự bị” cho các vị trí chủ chốt.

Như vậy hoạch định kế nhiệm dường như là một hoạt động nhất định phải có trong công tác quản lý nhân sự, nhưng làm thế nào bạn có thể thuyết phục doanh nghiệp của mình thực hiện? Sau đây là 5 lý do tiêu biểu nhất:

  1. Rút ngắn thời gian lấp đầy những vị trí trọng yếu vì bạn đã có sẵn một số nhân viên  nhất định được chuẩn bị riêng cho những vị trí đó rồi.
  2. Giảm đáng kể tỉ lệ nhảy việc của các vị trí cấp cao vì họ nhận thấy cơ hội và con đường thăng tiến trong công việc ngay tại doanh nghiệp của bạn.
  3. Có nguồn nhân tài nội bộ sâu rộng hơn vì bạn không chỉ tập trung vào một vài cá nhân nổi bật mà phát triển một cơ sở nhân tài đồ sộ trong toàn doanh nghiệp để sử dụng ngay khi cần thiết.
  4. Gắn kết nhân viên và doanh nghiệp vì điểm mấu chốt của kế hoạch kế nhiệm là thống nhất mục tiêu phát triển cá nhân và sứ mệnh doanh nghiệp.
  5. Gia tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp vì khả năng thăng tiến được gắn liền với các vấn đề liên quan đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều công ty quy mô nhỏ và vừa cho rằng hoạch định kế nhiệm không cần thiết cho dù có tốt đến mấy. Trong suy nghĩ của họ, hoạch định kế nhiệm quá phức tạp và đắt đỏ, do đó, chỉ những tập đoàn lớn với hệ thống phân cấp nhiều lớp mới thích hợp để áp dụng. Thế nhưng, bất kể quy mô lớn hay nhỏ, doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với cùng một khủng hoảng, chính là duy trì sự ổn định trong giai đoạn chuyển giao quyền lực, và thu lợi từ những ưu thế khi thực hiện đúng kế hoạch kế nhiệm. Một số mô hình kinh doanh và phong cách quản lý không phù hợp với tất cả các doanh nghiệp, nhưng kế hoạch kế nhiệm chắc chắn có thể áp dụng cho mọi tổ chức.
tuyen dung nhan su button

Vào năm 2011, Meg Whitman kế thừa vị trí CEO từ Hewlett-Packard và trở thành vị CEO thứ sáu của một tập đoàn IT nổi tiếng này chỉ trong vòng một thập kỷ qua. Điều đáng ngạc nhiên là cả sáu vị CEO này đều không được đề bạt từ nội bộ công ty, đồng thời, việc năm người tiền nhiệm dứt áo ra đi giữa bão dư luận càng chứng minh sự thất bại trong hệ thống điều hành của HP, để rồi nhận lấy biệt danh đáng xấu hổ: biểu tượng của sự thất bại trong hoạch định kế nhiệm. Sau hàng loạt những sự kiện không lường trước được xảy ra, cho thấy doanh nghiệp không đủ khả năng xây dựng đội ngũ kế nhiệm từ nội bộ, và đây có lẽ là thời điểm HP nên suy nghĩ thật nghiêm túc về quy trình phát triển nhân tài bên trong doanh nghiệp nhằm chuẩn bị cho những thay đổi chiến lược sắp tới.

Như vậy, lợi ích mà hoạch định kế nhiệm đem lại là rất phong phú. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của nó. Và một trong những nhiệm vụ của bộ phận nhân sự là thuyết phục được cấp lãnh đạo triển khai thực hiện hoạch định kế nhiệm.

QTNS sưu tầm nguồn từ HrInsider