Có bao giờ bạn tự hỏi, những kiến thức học từ trường lớp có thực sự giúp bạn thành công trên con đường sự nghiệp? Liệu “định luật bảo điện tích” hay “nguyên lý nhiệt động lượng học” đã được bạn áp dụng trong đời sống hàng ngày? Liệu những cấu trúc câu từ hay tác phẩm văn học có thể giúp bạn thuyết phục khách hàng thành công?
Người ta thường nói, việc học là vô bờ bến và không có điểm dừng. Khi bạn tốt nghiệp và rời khỏi bảo bọc của gia đình, bạn sẽ bước ra ngoài xã hội và học hỏi những kiến thức thực tế từ cuộc sống.
Vậy bạn sẽ được học gì từ xã hội bên ngoài? Là những kỹ năng, kinh nghiệm và phương pháp tư duy? Hay là phong cách làm việc và cách thức giao tiếp ứng xử?
Bạn sẽ được học tất cả. Mỗi một sự cọ xát, một mối quan hệ, một sự kiện xảy ra trong cuộc đời bạn, đều có những giá trị khác nhau và giúp bạn hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, có những bài học quan trọng mà chúng ta bắt buộc phải nhớ để có thể trở thành một người thành công trong tương lai.
Bạn có lẽ sẽ ngạc nhiên khi nghĩ rằng bạn phải học cách giao tiếp. Giao tiếp ở đây không đơn giản chỉ là gọi món ăn ngoài nhà hàng hay trò chuyện với bạn bè về bộ phim ưa thích. Giao tiếp ở đây bao gồm kỹ năng thuyết phục, trình bày, thuyết trình hay đơn giản là tạo thiện cảm tốt cho người đối diện.
Duyên Dáng chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng có cảm giác yêu hay ghét một người. Nếu như bạn đang là học sinh, việc yêu ghét có thể bộc lộ rõ ràng và đơn giản thì khi bắt đầu đi làm, liệu bạn có thể làm thế với người bạn không thích là đồng nghiệp, sếp hay là khách hàng của bạn? Để đạt được thành công trong cuộc sống, bạn phải mở rộng network bằng học cách giao tiếp và tập thấu hiểu những người có tính cách, sở thích khác biệt.
Bài học thứ 2: Nhận thức bản thân
Chắc các bạn không còn xa lạ với những bài báo về tình trạng làm trái nghành, trái nghề ở Việt Nam. Một nghịch lý là chúng ta hoàn thành chương trình để có kiến thức cho công việc trong tương lai, thế nhưng nhiều bạn trẻ lại vẫn chưa nhận thức được bản thân thực sự muốn làm gì. Chúng ta mơ hồ và không hiểu rõ ưu điểm hay khuyết điểm của bản thân. Chúng ta đi làm với tâm lý “thử cho biết” chứ không có mục tiêu rõ ràng.
Con đường dẫn đến thành công không phải là một con đường mông lung, mờ mịt. Chỉ khi bạn nhận thức và xác định được bản thân thực sự muốn gì và cần gì thì bạn mới có thể thành công trong cuộc sống.
Bài học thứ 3: Quản lý thời gian
Mặc dù các bài kiểm tra, bài tập đều yêu cầu phải hoàn thành trong thời gian nhất định, chúng ta lại không được dạy phương pháp quản lý thời gian hợp lý.. Những người mới đi làm luôn có cảm giác bận rộn và thiếu hụt thời gian. Lúc này chúng ta cần kỹ năng quản lý thời gian để hoàn thành tốt công việc. Mỗi người có cách quản lý thời gian khác nhau, như take note, tạo list công việc, sử dụng calendar hoặc smartphone alerts… Cốt lõi là bạn xác định được thứ tự ưu tiên công việc và bắt tay vào làm để sử dụng thời gian hiệu quả.
QTNS sưu tầm nguồn từ Hr Insider