1. Đặt mục tiêu quá cao – Nếu bạn bắt tay vào việc gì không thể hoàn thành được, bạn sẽ tự làm mình thất vọng. Người khác có thể cho bạn là ba hoa khoác lác.
  2. Thói quen cứng ngắc – Mùa hè đi dạo lâu thì được, nhưng có cần nhiệt tình đến mức mặc đồ ấm sùm sụp để đi dạo lâu như vậy vào chiều tối mùa đông lạnh lẽo không? Hãy sẵn sàng chuyển sang những thói quen mới.
  3. Không suy nghĩ hết mọi lẽ – Quyết định giúp đỡ một bạn đồng nghiệp tính khí cáu kỉnh dường như là một ý kiến hay, nhưng liệu bạn có giữ được vẻ tươi cười trong khi cứ gặp phải sự chanh chua không ngừng của họ không?
  4. Chọc giận sếp – Nếu bạn làm việc trong một môi trường trầm lặng, thì thay màu tóc đen của bạn thành màu cam chói thì sếp chẳng hài lòng đâu. Hãy luôn cân nhắc thiệt hơn trước khi làm ra những thay đổi đột ngột.
  5. Hành vi kiểu quá sức trẻ người non dạ – Bạn mặc áo da và cưỡi mô-tô? Bạn làm vậy để tham gia ban nhạc rock hay để gây ấn tượng? Đừng có làm những hành vi trẻ người non dạ chỉ vì bạn còn trẻ.
  6. Hứa hươu hứa vượn – Cam kết bằng văn bản về những việc bạn thừa biết mình không làm được là dại dột. Nó sẽ hủy hoại danh tiếng của bạn và người ta sẽ đặt nghi vấn về mọi điều nơi bạn. Hãy công khai hứa hẹn khi nào bạn chắc ăn mình làm được!
  7. Đi chơi riêng – Nếu bạn đã có gia đình, đừng đi chơi riêng mà không cân nhắc mọi hậu quả có thể xảy ra. Hãy tỉnh táo.
  8. Đừng vất đi những thứ rồi bạn sẽ ước phải chi mình giữ lại – Để mình cuốn vào cơn điên thanh lọc cuộc đời mình và tống khứ sạch sẽ đồ đạc trong nhà thì dễ ơi là dễ. Đừng vội vã vứt bỏ đồ đạc để rồi sống trong hối hận phải chi mình giữ lại.
  9. Keo kiệt – Đừng sống tiết kiệm thái quá cho dù vì muốn cắt giảm chi phí. Thỉnh thoảng ăn đồ ăn thừa của những bữa ăn đặc biệt thì cũng được đi, nhưng cơm thừa thịt bít tết cũ gì cũng vậy thì quá thể!
  10. Sức ì – Cuối cùng, sự thay đổi ngoạn mục mà tai hại nhất bạn có thể làm được là không thay đổi gì hết. Thay vào đó, bạn mất cả cuộc đời lùng sục khắp nơi tìm ra đáp án cho câu hỏi sau cùng của bạn.

Hãy làm cho đến cùng

Có thể thấy từ danh sách trên điều then chốt trong việc tạo lập uy tín chính là khả năng làm tới cùng. Bạn phải có những khả năng đem lại những gì mình đã hứa và chỉ hứa cái gì có thể làm được. Rất dễ để cho nhiệt tình tràn trề lai láng, phác ra những kế hoạch hoành tráng và tuyên bố với cả thế giới. Rồi, khi thực tế vỡ tan tành, bạn buộc phải rời khỏi ánh hào quang sân khấu. Hãy tránh cái sức cám dỗ của việc chia sẻ kế hoạch của bạn với người khác trước khi bạn thực sự suy nghĩ thấu đáo mọi hậu quả.

Tương tự, phải chịu thừa nhận là nếu không ai khác biết bạn đang muốn thay đổi điều gì về cuộc sống của mình thì bạn cũng khó lòng mà đi đúng hướng. Khi người khác biết thì luôn luôn là họ sẽ ra tay giúp đỡ bạn. Muốn đảm bảo là mình sẽ làm tới cùng, bạn cần có những mục tiêu thực tế và chắc ăn là bạn đồng ý cho người khác có cơ hội thỉnh thoảng thúc bạn đi đúng hướng.

the nao la phan mem cham cong tot

Cố vấn

Người nào chấp nhận thách thức trong việc hỗ trợ bạn vượt qua quá trình chuyển hóa bản thân, thì đó là người cố vấn. Những cố vấn giỏi giúp bạn làm tới cùng để đạt tới mục đích tự mình đặt ra. Cố vấn ngày càng trở nên cách làm phổ biến trong việc nuôi dưỡng nhân tài và hỗ trợ phát triển cá nhân. Có nhiều nhà tuyển dụng lao động tổ chức những chương trình truyền đạt kinh nghiệm giúp người mới được tuyển tương thích được với những người lão luyện. Chương trình này giúp người mới có chỗ tin cậy mà thổ lộ những nỗi lo sợ, ưu tư và quan ngại của mình. Người cố vấn, kinh nghiệm hơn, có thể đưa ra một sự động viên tích cực và những lời khuyên hữu ích phù hợp với tình huống.

Tuy nhiên, trong thực tế rất ít người bước vào một quan hệ cố vấn chính thức. Cơ hội cho bạn là, lúc xây dựng kế hoạch cuộc đời mình, nắm nguyên tắc trong việc truyền đạt kinh nghiệm và áp dụng cho những mối quan hệ đã có. Nhiều người bạn quen biết có thể ủng hộ bạn phát triển bản thân. Tất cả những gì bạn cần làm chính là tạo một cơ hội.